Đường xu hướng (Đường xu thế) là gì? Cách vẽ đường xu hướng trên biểu đồ chứng khoán, cổ phiếu?

Đường xu hướng – tên một kỹ thuật trong phân tích chứng khoán, cổ phiếu với mục đích hỗ trợ nhà đầu tư xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Nhà đầu tư thực hiện vẽ đường xu hướng sẽ tăng tỷ lệ thắng và giảm rủi ro xuống thấp nhất. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây về đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng trong chứng khoán như thế nào? 

1. Đường xu hướng là gì? 

Đường xu hướng hay còn gọi là trendline hoặc đường xu thế đó một kỹ thuật giúp xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Khi vẽ đúng đường trendline sẽ giúp tăng tỷ lệ thắng và giảm thiểu rủi ro. Đây được coi là vai trò quan trọng trong việc quyết định một giao dịch thành công. 

Hay hiểu theo một cách chi tiết đường xu hướng là đường thẳng nối liền các đỉnh (hoặc đáy) liền nhau. Đường xu hướng hay đường xu thế của 1 cổ phiếu sẽ thể hiện giá của cổ phiếu đó đang có xu hướng như thế nào trên biểu đồ giá. Có 2 loại xu hướng chính đó là Uptrend (xu hướng tăng) và Downtrend (xu hướng giảm). 

Khái niệm đường xu hướng là gì?
Khái niệm đường xu hướng là gì?

Qua việc so sánh vị trí đỉnh và đáy tại thời điểm hiện tại với đỉnh và đáy tương ứng trước đó nhà đầu tư khi này dễ dàng nắm bắt được xu hướng của cổ phiếu đó. 

  • Nếu đường xu hướng có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước thì điều đó thể hiện cổ phiếu đang trong xu hướng tăng. 
  • Nếu đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước thì điều đó thể hiện cổ phiếu đó đang vào xu hướng giảm. 

Đường trendline cũng chính là một đường thẳng giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng giá trong một khoảng thời gian tương ứng. Đường trendline được tạo ra bằng cách nối hai hoặc nhiều điểm. 

  • Đường trendline xu hướng tăng đó là đường nối từ các đáy mà khi chạm đến nó giá sẽ bật lên đó được gọi là đường hỗ trợ. 
  • Đường trendline xu hướng giảm là đường thẳng nối từ các đỉnh mà khi chạm đến nó giá sẽ giảm xuống, đó được gọi là đường kháng cự. 
  • Trong xu hướng đi ngang, các đỉnh và đáy bằng nhau nên đường trendline nối các đáy là đường hỗ trợ, đường thẳng nối các đỉnh đó là đường kháng cự. 
Phân loại đường xu hướng-trendline
Phân loại đường xu hướng-trendline

2. Áp dụng đường xu hướng vào phân tích cổ phiếu, chứng khoán

Ngoài mục đích trong việc xác định xu hướng thị trường, đường trendline còn đóng vai trò đó là đường hỗ trợ và đường kháng cự trong một xu hướng. 

Trong quá trình đầu tư nhà đầu tư có thể sử dụng đường Trendline như một đường hỗ trợ, kháng cự trong 1 xu hướng cụ thể để từ đó có thể xác định điểm mua bán hợp lý. 

  • Tại 1 xu hướng tăng: Bất cứ khi nào giá chạm vào đường Trendline thì xu hướng bật lên tăng tiếp. Khi đó nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua ngay tại vị trí khi giá chạm đường Trendline trong xu hướng tăng. 
  • Tại 1 xu hướng giảm: Bất cứ khi nào giá chạm vào đường Trendline thì xu hướng tiếp tục giảm. Trường hợp cổ phiếu vòa giai đoạn Downtrend thì nhà đầu tư có thể canh để Bán ngay khi giá cổ phiếu chạm đường Trendline. 
Nên thao tác MUA khi giá chạm đường trendline tăng
Nên thao tác MUA khi giá chạm đường trendline tăng

Đây là 2 ứng dụng quan trọng của đường trendline trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán. Đó chính là xác định được điểm mua-bán chứng khoán thích hợp trong một xu hướng nhất định. 

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm công cụ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.

Tải APP Robot chứng khoán Dstock đem về lợi nhuận cực cao khi sử dụng
Tải APP Robot chứng khoán Dstock đem về lợi nhuận cực cao khi sử dụng

3. Cách vẽ đường xu hướng trong chứng khoán

+ Các bước thực hiện vẽ đường trendline đơn giản chỉ cần thao tác như sau: 

Bước 1: Xác định các đỉnh, đáy hiện tại

Cần Xác định các đỉnh-đáy hiện tại trước khi thực hiện vẽ
Cần Xác định các đỉnh-đáy hiện tại trước khi thực hiện vẽ

Bước 2: Thực hiện nối các đỉnh (hoặc đáy) liền nhau đó bằng 1 đường thẳng rồi từ đó có thể xác định được xu hướng của giá trong khoảng thời gian nhất định. 

Hoặc sau khi xác định được đường xu hướng là gì? nhà đầu tư có thể vẽ một đường xu hướng đơn giản theo cách như sau: 

Bước 1: Xác định mã cổ phiếu muốn vẽ đường trendline đang trong xu hướng tăng hoặc giảm. Nhà đầu tư so sánh vị trí các đỉnh và đáy với nhau. 

Bước 2: Đánh dấu các đỉnh, đáy trên biểu đồ

Bước 3: Trường hợp xu hướng tăng, thực hiện thao tác nối các điểm lại với nhau bằng đường thẳng. Trường hợp xu hướng giảm nhà đầu tư nối các điểm đáy. Đường thẳng được tạo ra chính là đường xu hướng giá của cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian nhất định. 

Các bước thực hiện vẽ đường trendline đơn giản
Các bước thực hiện vẽ đường trendline đơn giản

+ Cách vẽ đường trendline nâng cao 

Đường xu hướng nâng cao trong trường hợp xu hướng tăng là đường thẳng và đáp ứng được đủ 3 yếu tố đó là: 

  • Ít nhất 2 đáy
  • Ít nhất 1 đỉnh
  • Có nến bao trùm (điểm phá vỡ mạnh)

Tại trường hợp xu hướng giảm, đường xu hướng sẽ là đường thẳng đi qua:

  • Ít nhất 2 đỉnh
  • Ít nhất 1 đáy 
  • Có nến bao trùm đi qua

4. Vai trò của đường xu thế

  • Hỗ trợ phục vụ chiến lược Trend Follwing để tham gia vào thị trường
  • Xác định chiều hướng thị trường, chiều tăng hoặc giảm
  • Xác định dấu hiệu đảo chiều của cổ phiếu
  • Xác định dấu hiệu tiếp tục xu hướng
  • Xác đỉnh các điểm kháng cự và hỗ trợ
  • Xác định kênh giá. Kênh giá là một khoảng được tạo ra bởi 2 đường xu hướng song song. Hai đường của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Từ đó nhà đầu tư có thể biết phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trong kênh giá đó. Kênh giá được coi là một công cụ để xác định điểm mua và bán một cách tối ưu nhất. 
Vai trò của đường xu thế trong chứng khoán
Vai trò của đường xu thế trong chứng khoán

5. Một số chú ý khi sử dụng đường trendline

Một số chú ý quan trọng các nhà đầu tư cần nhớ khi sử dụng đường trendline: 

  • Đường trendline được nối từ nhiều điểm đỉnh và đáy sẽ đáng tin cậy hơn
  • Giá chạm vào đường trendline nhiều lần mà không bị phá vỡ thì đó là một đường xu thế mạnh. Nhưng khi nó bị phá vỡ thì khả năng giá break rất cao. 
  • Thị trường sẽ có lúc tốt hoặc xấu và không thể vẽ được đường trendline chính xác. 
  • Xu hướng có thể là một vùng giá, một đường parabolic, chứ không phải chỉ là một đường thẳng
  • Đường trendline có độ dốc càng lớn thì sẽ càng dễ bị phá vỡ. Nếu độ dốc quá ít hay quá xa so với biến động giá thì ý nghĩa trendline đó cũng giảm bớt khi này ta nên vẽ lại để tăng tính hiệu quả. 
  • Khi đường xu hướng bị phá vỡ các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau và ngưỡng kháng cự cũ sẽ thành hỗ trợ và ngược lại.
Một số lưu ý khi sử dụng đường trendline trong phân tích chứng khoán, cổ phiếu
Một số lưu ý khi sử dụng đường trendline trong phân tích chứng khoán, cổ phiếu

6. Cách sử dụng đường trendline hiệu quả 

Khi biểu đồ giá chạy, đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra những điểm cao, thấp khác nhau. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư nhìn rộng ra sẽ thấy những điểm cao, thấp này đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống. Từ đó nhà đầu tư sẽ xác định được đường trendline dễ dàng. Thị trường tăng trưởng sẽ có xu hướng tạo một đường hỗ trợ cũng tăng dần theo.

Nhà đầu tư có thể nhìn thấy trong hình, tất cả các giai đoạn giá hồi ngược xuống đều không vượt qua được đường xu thế này. Suy ra là nhà đầu tư có thể sử dụng đường xu thế này để dự đoán điểm đảo chiều tiếp theo trên thị trường. Làm ngược lại cũng hoàn toàn được, vẽ xu hướng kháng cự và bắt chính xác điểm đảo chiều xuống khi giá chạm vào đường xu thế.

Nhà đầu tư có thể nhìn thấy xu hướng kháng cự kết thúc tại xu hướng ở phía trên và đảo chiều đi xuống lại. Từ đó nhà đầu tư rõ hơn mục đích của xu hướng. Kênh xu hướng giúp nhà đầu tư xác định ra vùng hỗ trợ và kháng cự.

Khi đường xu thế bị phá vỡ thì sao? Khi đường xu thế bị phá vỡ thì sẽ khó phân tích hơn tuy nhiên thị trường vẫn luôn tạo ra những điểm hỗ trợ, kháng cự mới. Ví dụ của việc đường xu thế tạo kháng cự bị phá vỡ và trở thành đường xu thế tạo hỗ trợ. Khi thị trường đi xuống nó lại đẩy giá lên.

Hướng dẫn sử dụng đường trendline – xu hướng hiệu quả
Hướng dẫn sử dụng đường trendline – xu hướng hiệu quả

Khi thị trường chuyển động lên xuống sẽ tạo ra những điểm hỗ trợ và kháng cự ở nhiều mức giá khác nhau. Từ đó nhà đầu tư có thể xác định được đường xu hướng và xây dựng chiến lược giao dịch dựa trên những đường xu hướng đó. 

Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả trong quá trình phân tích kỹ thuật nhà đầu tư nên kết hợp với phần mềm chứng khoán Amibroker – phần mềm Amibroker có đầy đủ các chỉ báo này và có điểm mua/bán. Nhà đầu tư tham khảo trực tiếp tại Phần mềm chơi chứng khoán hiệu quả.

Đường xu hướng và kênh xu hướng trên Amibroker

Bài viết là những kiến thức cơ bản về đường xu hướng trendline- một chỉ báo tuyệt vời để xác định xu hướng giá của 1 cổ phiếu. Đây được coi là phát minh về quy luật tâm lý của thị trường mà bất kể khi nào giá chạm phải đường trendline đều sẽ có xu hướng bật ngược lại. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên nhà đầu tư có thể áp dụng vào trong quá trình đầu tư để tìm ra điểm mua-bán thích hợp trong thị trường giá đầy biến động. 

Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Youtube chứng khoán, Robot chứng khoán,…. Hãy truy cập website: nududo.com hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết. 

2 những suy nghĩ trên “Đường xu hướng (Đường xu thế) là gì? Cách vẽ đường xu hướng trên biểu đồ chứng khoán, cổ phiếu?
  1. Pingback: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN - BÀI 2 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH VÀ BOLLINGER

  2. Pingback: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN - BÀI 4 KÊNH XU THẾ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *