Trong các công cụ phân tích kỹ thuật ngoài nến Nhật là thể hiện biểu đồ giao dịch thì nước Nhật còn sáng tạo ra một chỉ báo kỹ thuật khác cũng rất nổi tiếng đó là Mây Ichimoku hay còn gọi là Ichimoku Cloud hay Ichimoku KinkoHyo. Đây là các công cụ giao dịch với xu hướng xác định hành động giá một cách nhanh chóng qua các yếu tố trực quan. Cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ báo Ichimoku là gì? tại bài viết dưới đây.
1. Ichimoku là gì?
Ichimoku là viết tắt của Ichimoku Kinko Hyo đây là một phương pháp phân tích kỹ thuật được xây dựng trên biểu đồ hình nến để cải thiện độ chính xác của các biến động giá dự báo. Chỉ báo Ichimoku là một công cụ tích hợp của việc phân tích kỹ thuật được giới thiệu vào năm 1968, bởi người sáng lập là Goishi Hosoda .
Ý tưởng hệ thống này là khả năng nhận biết nhanh chóng việc hiểu trạng thái xu hướng, sự chuyển động giá, và có tất cả 5 nhân tố của hệ thống kết hợp với sự chuyển động giá, với quan điểm đặc tính chu kỳ của các mối liên hệ, với điều kiện chuyển động nhóm của hành vi con người.
Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là “Cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian”, phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường.
Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo cũng chính là Ichimoku Cloud là một phương pháp phân tích kỹ thuật của Nhật Bản. Ichimoku gồm có 5 thành phần, 2 trong số 5 thành phần tạo thành một bộ phận giống đám mây nên các nhà đầu tư thường gọi là Mây Ichimoku.
Ichimoku Cloud sử dụng kết hợp với các chỉ báo hàng đầu để xác định mức hỗ trợ, kháng cự, xu hướng và cung cấp các điểm vào lệnh tiềm năng cho các nhà giao dịch. Bởi vậy nên chỉ báo này được biết đến như một phân tích kỹ thuật nâng cao và được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng.
Trong phân tích kỹ thuật, Ichimoku Cloud sử dụng hoạt động hiệu quả nhất với vai trò đó là một chỉ báo xác định xu hướng bởi phần lớn các thành phần của chỉ báo được tính bởi các công thức trung bình cộng MA, chỉ báo xác định xu hướng của thị trường.
Ngoài sử dụng chỉ báo Ichimoku trong giao dịch chứng khoán nhà đầu tư có thể sử dụng cùng với phần mềm chứng khoán Ambroker. Phần mềm Amibroker cũng có đầy đủ các chỉ báo chỉ báo này và có điểm mua/bán hỗ trợ nhà đầu tư phân tích chuyên sâu về cổ phiếu. Nhà đầu tư trực tiếp xem tại Phần mềm chơi chứng khoán hiệu quả.
2. Lịch sử hình thành Ichimoku Kinko Hyo
Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đây mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.
Goichi Hosoda đã sử dụng các đường trung bình trên biểu đồ nến để tìm ra hệ thống giao dịch hoàn chỉnh nhất. Năm 1935 ông và các cộng sử đã hoàn thành hệ thống giao dịch Ichimoku Cloud mà các nhà đầu tư hiện nay đang sử dụng. Nhưng đến năm 1969, nhà phát minh ra chỉ báo này mới quyết định đưa nó ra phát hành trước công chúng.
Đây được coi là một trong những chỉ báo có tính linh hoạt nên thường được sử dụng nhiều tại các phòng giao dịch chứng khoán Nhật Bản hiện nay. Ngoài ra đây cũng là hệ thống được nhiều nhà đầu tư chứng khoán, tiền điện tử áp dụng vào sử dụng bởi tính hiệu quả của nó đem lại.
Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới về 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255- Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.
3. Chi tiết thành phần chỉ báo Ichimoku
Thành phần của chỉ báo Ichimoku là gì? Đó là Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.
a. Tenkan-Sen (Đường chuyển đổi)
Tenkan-Sen (đường chuyển đổi) đó là thể hiện mức giá bình quân của giá cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên giao dịch gần nhất. Thể hiện trên hình sẽ là đường xanh lục và đó được dùng như một đường tín hiệu.
Tenkan-Sen= Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên
Đường Tenkan-Sen khác với đường Kijun Sen đó là đường Tenkan-Sen chỉ tính dựa trên mức giá trung bình của 9 phiên giao dịch gần nhất. Điểm giao nhau giữa đường Kijun-Sen với Tenkan-Sen hỗ trợ nhà đầu tư nhận định được thị trường và từ đó lên kế hoạch để tìm điểm vào lệnh.
+ Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts: đường Tenkan
Đườn Tenkan với chức năng thông báo sự biến động của giá (là trung vị gần nhất với giá)
- Trường hợp khi Tenkan đi lên thì mức đỉnh và mức đáy của 9 cây nến cuối cùng tăng
- Trường hợp khi Tenkan đi xuống thì mức đỉnh và mức đáy của 9 cây nến cuối cùng giảm
- Tenkan đi ngang khi thị trường ngừng tăng hoặc giảm
- Tenkan có khả năng phản ứng nhanh nhất trong hệ thống giao dịch của Ichimoku Charts và khác với đường trung bình Chikou đó là nó không dịch chuyển sang phải hoặc sáng trái.
b. Kijun-Sen (đường cơ sở)
Đường Kijun -Sen hay còn được gọi là đường xu hướng/đường cơ sở. Mỗi giá trị Kijun-Sen sẽ được tính bằng mức trung của của 26 phiên giao dịch gần nhất và trên hình thể hiện là đường màu đỏ.
Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
Kijun-Sen được coi là 1 trong 5 đường cấu thành hệ thống giao dịch Ichimoku Kinko Hyo bởi đường này thể hiện xung lượng giá trong khoảng thời gian dài nên tín hiệu cung cấp cho nhà đầu tư có tin cậy tương đối cao.
- Trường hợp đường giá nằm trên đường Kijun-Sen thể hiện thị trường đang trong giai đoạn giảm
- Trường hợp đường giá nằm dưới đường Kijun-Sen thể hiện thị trường đang trong giai đoạn tăng
c. Chikou Span (đường trễ)
Chikou-Span đó là giá đóng cửa, đại diện cho hành động giá của 26 phiên giao dịch gần nhất và được vẽ trong 26 kỳ trở lại. Đường trễ này hỗ trợ nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan giữa xu hướng hiện tại và xu hướng trước đó.
Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau
- Trường hợp khi đường Chikou-Span nằm trên đường giá thì đó là thị trường đang xu hướng tăng
- Trường hợp khi đường Chikou-Span nằm dưới đường giá thì thị trường đó là đang trong xu hướng giảm
- Trường hợp khi đường Chikou-Span nằm trong đường giá thì thị trường đang trong xu hướng tích lũy hoặc có thể sắp đảo chiều.
- Trường hợp khi đường Chikou-Span đan xen với đường giá thì đó là các tín hiệu không rõ ràng và nhà đầu tư trong giai đoạn này cần thực hiện quan sát cẩn thận.
Qua biểu đồ Ichimoku Chart: Chikou nhà đầu tư có thể so sánh được tình hình giá hiện tại với 26 phiên giao dịch trước và từ đó có thể phân tích kỹ thuật Chikou và các đường Ichimoku Kinko Hyo khác để xác nhận tiềm năng và xu hướng mới. Đây cũng đường Ichimoku duy nhất trong hệ thống giao dịch Ichimoku Kinko Hyo không được dựa trên kênh Donchian.
d. Đường Senkou-SpanA (đường dẫn A)
Đường Senkou-SpanA được thể hiện là đường màu cam, đường được lùi về phía trước 26 phiên với mục đích sử dụng đường dẫn Senkou-SpanA để xác định sự giao nhau với đường Senkou Span B từ đó xác định màu sắc và hình dáng đám mây Ichimoku.
Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu
e. Senkou-SpanB (đường dẫn B)
Senkou-SpanB được thể hiện màu xám và đây là giá trị trung bình ở mức cao nhất mức thấp nhất trong 52 phiên giao dịch. Senkou-SpanB được trên biểu đồ sẽ được lập bằng cách dịch chuyển về phía trước 26 phiên giao dịch và tạo thành ranh giới đám mây chậm hơn.
Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.
Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo” hay “Cloud”. Biểu đồ Ichimoku Chart : Kumo với chức năng chính đó là xác định xu hướng.
- Nếu SSB cao hơn SSA thì đó là xu hướng giảm
- Nếu SSA cao hơn SSB thì đó là xu hướng tăng
- Trường hợp giá dao động trong đám mây, thị trường chưa có xu hướng
- Trường hợp đám mây mỏng, thị trường có ít biến động
- Trường hợp mây rộng, thị trường có rất nhiếu biến động.
Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku Kinko Hyo được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.
4. Một số ưu điểm nổi bật của mây Ichimoku Kinko Hyo
- Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo được sử dụng rất nhiều trên thị trường giao dịch khác nhau như cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp quyền chọn, ngoại hối, chỉ số,… và nhà đầu tư có thể xem dữ liệu hiệu suất mở rộng đã có sẵn.
- Mây Ichimoku với chức năng như một công cụ đánh giá biểu đồ tổng hợp vì tất các đường và dữ liệu hiển thị tương quan lẫn nhau.
- Mây Ichimokou cho phép các nhà đầu tư lên ý tưởng và thiết lập giao dịch chỉ trong vài phút, nhà đầu tư dễ dàng nhận ra hướng chuyển động của giá và sức mạnh của xu hướng.
- Khi sử dụng Mây Ichimokou nhà đầu tư có thể xác nhận được xu hướng giao dịch trong một chỉ báo.
- Mây Ichimokou có thể tuy chỉnh được trong các phần mềm giao dịch. Ichimoku Cloud xuất hiện rất chi tiết và nhà đầu tư có thể xóa một số đường không sử dụng để nhìn rõ ràng về dữ liệu và các đường quan trọng nhất thông qua nền tảng MetaTrader 4 hoặc MetaTrader5.
5. Hướng dẫn sử dụng Ichimoku trong giao dịch chứng khoán, cổ phiếu
Ichimoku hỗ trợ nhà đầu tư có nhìn tổng quan về sự cân bằng của biểu đồ. Dưới đây là cách sử dụng chỉ báo Ichimoku Cloud trong giao dịch chứng khoán, cổ phiếu:
+ Sử dụng chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo để nhận định thị trường
Nhà đầu tư có thể nhìn vào chỉ báo Ichimoku để biết được xu hướng giá thị trường:
- Nếu xu hướng tăng thị đường giá giảm ở trên đám mây Ichimoku
- Nếu xu hướng giảm thì đường giá ở dưới đám mây Ichimoku
- Khi giá nằm trong khu vực đám mây Ichimoku thì đó không có xu hướng nào
Ngoài ra trong một số trường hợp nhà đầu tư có thể thấy chỉ báo Ichimoku hoạt động rất hiệu quả khi thị trường đang trong một xu hướng nhất định. Tuy nhiên, Trường hợp khi giá break out thì nhà đầu tư không thể tìm được điểm vào lệnh đáp ứng được tỷ lệ Rish:reward đẹp.
+ Giao dịch khi đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen
- Trường hợp khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen hướng đi từ dưới lên thể hiện thị trường chứng khoán tăng
- Trường hợp Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen hướng từ trên xuống thể hiện thị trường đang trong xu hướng giảm
- Trường hợp khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen phía trên mây Ichimoku Kinko Hyo thể hiện tín hiệu của lực mua mạnh và ngược lại Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen phía dưới mây Ichimoku đó là tín hiệu của lực bán mạnh.
+ Giao dịch khi đường Chikou Span cắt đường giá
- Chikou Span khi cắt đường giá hướng từ dưới lên thì đó là tín hiệu để nhà đầu tư có thể thao tác đặt lệnh mua vào.
- Nếu 2 đường cắt nhau hướng từ trên xuống thì nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán.
+ Giao dịch khi Senkou SpanA cắt đường Senkou SpanB
Nhà đầu tư có thể thực hiện thao tác mua vào khi Ichimoku đang ở một trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện vào lệnh khi giá nằm trên vùng đám mây
- Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen hướng từ dưới đi lên
- Vị trí giao cắt của đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen ở trên mây Ichimoku
- Đường Senkou SpanA nằm ở phía trên đường Senkou SpanB
- Chikou Span nằm ở phía trên đường giá.
Nhà đầu tư thực hiện mở lệnh bán khi Ichimoku ở trong các trường hợp sau đây:
- Giá vào lệnh bán nằm dưới đám mây Ichimoku Kinko Hyo
- Tenka-Sen cắt Kijun-Sen theo hướng từ trên xuống
- Vị trí giao cắt của đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen nằm ở dưới đám mây Ichimoku
- Senkou SpanA nằm ở phía dưới đường Senkou SpanB
- Chikou Span nằm ở phía dưới đường giá.
Bài viết trên đây là toàn bộ kiến thức về mây Ichimoku – một công cụ phân tích kỹ thuật chính xác và được nhiều nhà đầu tư tin dùng hiện nay. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên các nhà đầu tư hiểu hơn về mây Ichimoku là gì? Ichimoku Cloud là gì? Ichimoku ren và cách sử dụng chỉ báo Ichimoku sao cho hiệu quả tronng giao dịch chứng khoán, cổ phiếu từ đó có những quyết định đầu tư hợp lý.
Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,…. Hãy truy cập website: nududo.com hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.
Pingback: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN - BÀI 5 CÁC MÔ HÌNH CẬN CHIỆN
Pingback: [3 Tips] Cách sử dụng mây Ichimoku hiệu quả trong cổ phiếu?