Chứng khoán là một hình thức đầu tư tài chính phổ biến, trong đó các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền chọn và hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường tài chính. Chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn và cung cấp cơ hội đầu tư cho các cá nhân và tổ chức. Trong bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ về chứng khoán là gì? cổ phiếu là gì? và cách tham gia đầu tư chứng khoán.
1. Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là một loại tài sản tài chính được phân chia thành các đơn vị nhỏ hơn và được giao dịch trên thị trường tài chính. Khái niệm này liên quan đến việc mua và bán các công cụ tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền chọn, và hợp đồng tương lai.
Theo định nghĩa chứng khoán trong Luật Chứng khoán, thì chứng khoán là tài sản bao gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, trái phiếu, chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký. Những loại tài sản này có điểm chung là một bằng chứng xác nhận sở hữu hợp pháp của người sở hữu (gọi là Nhà đầu tư) với tài sản của doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành.
2. Phân biệt các loại chứng khoán?
a. Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu được xem là chứng khoán vốn bởi cổ phiếu xác nhận quyền và lợi ích như: dự họp đại hội đồng cổ đông, quyền biểu quyết, quyền đề cử Hội đồng quản trị, hưởng cổ tức hàng năm… của người sở hữu với một phần vốn của doanh nghiệp đó. Đây là loại chứng khoán phổ biến và được giao dịch nhiều nhất trên thị trường.
Cổ phiếu có 2 loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi:
- Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) thì Nhà đầu tư có quyền dự họp đại hội cổ đông cũng như có quyền biểu quyết những vấn đề lớn của công ty.
- Cổ phiếu ưu đãi thì tùy vào loại hình ưu đãi mà Nhà đầu tư nắm giữ sẽ hoặc được hưởng một số đặc quyền hơn hoặc bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông.
Với cổ phiếu ưu đãi sẽ có ba loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến:
- Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: được trả cổ tức cao hơn người nắm cổ phiếu phổ thông nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: người nắm giữ cổ phiếu này được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước. Nhưng người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền khác như cổ đông phổ thông bao gồm quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.
b. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán để xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với Nhà đầu tư (còn gọi là trái chủ). Vì trái phiếu là chứng khoán nợ nên khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể thì trái chủ được ưu tiên thanh toán trước Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu (còn gọi là cổ đông). Khi mua một trái phiếu, Nhà đầu tư sẽ trở thành một nhà cho vay và công ty hoặc chính phủ phải trả lại số tiền vay cùng với lãi suất vào ngày đáo hạn.
Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ), lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0), mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu…
Phân loại trái phiếu theo chủ thể phát hành:
- Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc các chương trình, dự án thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Trái phiếu Chính phủ thường có lãi suất thấp nhưng ít rủi ro nhất so với các loại chứng khoán khác.
- Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phát hành với kỳ hạn từ một năm trở lên nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. Nguồn tiền hoàn trả trái phiếu thường là nguồn thu ngân sách địa phương.
- Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp (trong đó bao gồm ngân hàng) phát hành để đáp ứng nhu cầu vốn theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.
Phân loại theo tính chất của trái phiếu:
- Trái phiếu chuyển đổi (chỉ có ý nghĩa khi chủ thể phát hành là công ty) là loại trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai. Trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp nhưng thu hút nhà đầu bởi tỷ lệ chuyển đổi hấp dẫn.
- Trái phiếu không chuyển đổi là loại trái phiếu không thế chuyển thành cổ phiếu, loại trái phiếu này thường cáo lãi suất cao hơn.
Phân loại theo lợi tức của trái phiếu:
- Trái phiếu lãi suất cố định là loại trái phiếu đã xác định lợi tức (%) và các đợt trả lãi trong suốt kỳ hạn trái phiếu trên hợp đồng giao dịch trái phiếu.
- Trái phiếu lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có một mức lợi tức xác định trước, cộng thêm một khoản lợi tức biến động theo lãi suất tham chiếu. Các doanh nghiệp trong nước thường chọn lãi suất tham chiếu là lãi suất trung bình kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.
- Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà trái chủ không nhận lợi tức, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.
Phân loại trái phiếu theo phương thức đảm bảo:
- Trái phiếu có tài sản đảm bảo là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành dùng tài sản như bất động sản, máy móc – thiết bị, cổ phiếu để đảm bảo cho việc phát hành. Thông thường tài sản cầm cố có giá trị thị trường lớn hơn mệnh giá trái phiếu đã phát hành. Trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, trái chủ có quyền phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi số tiền còn nợ.
- Trái phiếu không có tài sản đảm bảo là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành không sử dụng tài sản đảm bảo cho việc phát hành (Thường kiểu này gọi là cho vay tín chấp), do vậy hình thức trái phiếu này có độ rủi ro rất cao, nguy cơ mất tài sản là rất lớn.
c. Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là loại chứng khoán tồn tại dưới dạng hợp đồng tài chính để xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên về giao dịch sẽ thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào tài sản cơ sở như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá (kim loại, nông sản)…
Đầu tư chứng khoán phái sinh có thể hiểu như đặt cược vào sự tăng hoặc giảm của tài sản cơ sở trong tương lai, tức khi giá trị tài sản cơ sở biến động đúng dự đoán thì Nhà đầu tư có lãi. Ví dụ Nhà đầu tư dự đoán Vnindex sẽ tăng trong thời gian tới, Nhà đầu tư chỉ cần mở mua với vị thế Long, nếu Vnindex tăng theo đúng như Nhà đầu tư dự đoán, thì Nhà đầu tư sẽ có lãi và ngược lại.
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, có giá trị phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở (hàng hoá, công cụ tài chính). Giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai. Gồm 4 loại:
- Hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng tương lai
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng hoán đổi
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện mới cho phép giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (Tài sản cơ sở là chỉ số VN30) và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm/kỳ hạn 10 năm). Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm bài viết về chứng khoán phái sinh để hiểu hơn về phái sinh.
d. Chứng quyền là gì?
Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết với mã giao dịch riêng. Nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền nhận được quyền mua hoặc quyền bán chứng khoán cơ sở (bao gồm cổ phiếu, ETF, chỉ số…) tại mức giá và thời điểm đã được xác định hoặc hưởng khoản chênh lệch giá tại ngày đáo hạn.
Giá chứng quyền thường thấp hơn nhiều so với chứng khoán cơ sở nhưng có tính đòn bẩy cao và biết được khoản lỗ tối đa, do đó phù hợp với những Nhà đầu tư thích mạo hiểm.
e. Chứng chỉ quỹ là gì?
Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán vốn đại diện cho quyền sở hữu một phần trong một quỹ đầu tư. Khi Nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ, khi đó Nhà đầu tư trở thành một cổ đông của quỹ và có quyền nhận lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của quỹ đó.
Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm bài viết về chứng chỉ quỹ là gì? để hiểu hơn về chứng chỉ quỹ và cách tham gia mua chứng chỉ quỹ.
3. Cách tham gia đầu tư chứng khoán?
Cách tham gia đầu tư chứng khoán cũng rất đơn giản, Nhà đầu tư chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên và có đủ tư cách pháp nhân là có thể tham gia. Cách mở tài khoản chứng khoán Nhà đầu tư có thể tham khảo tại đây. Đặc biệt khi mở tài khoản chứng khoán tại VPS và nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương, Nhà đầu tư sẽ được:
- Sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstock, công cụ này giúp báo điểm mua/bán và có độ chính xác cao, giúp cải thiện hiệu quả và lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán.
- Sử dụng phần mềm phân tích kỹ thuật chứng khoán Dchart, công cụ này giúp báo điểm mua/bán trên Amibroker, phát hiện các tín hiệu điểm mua tăng mạnh, dấu hiệu tạo đỉnh/tạo đáy cổ phiếu.
- Sử D-Academy website chuyên về đào tạo chứng khoán, giúp Nhà đầu tư có thêm các kiến thức hữu ích nhất khi đầu tư.
Sau khi mở tài khoản chứng khoán tại VPS, Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm hướng dẫn về cách giao dịch mua/bán chứng khoán tại VPS từ A-Z Tại đây.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về chứng khoán là gì, cách phân biệt chứng khoán và cách tham gia đầu tư chứng khoán. Hy vọng bài viết hữu ích với nhà đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư quan tâm tới dịch vụ chứng khoán như mở tài khoản chứng khoán, dữ liệu chứng khoán, Youtube chứng khoán, phần mềm cổ phiếu,… truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.