Kênh giá (kênh xu thế) là gì? Cách vẽ kênh giá trên biểu đồ chứng khoán, cổ phiếu?

Kênh giá là gì? Đây được coi là một biến thể của đường xu hướng, đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích kỹ thuật. Kênh giá được đánh giá là một phương pháp xác định xu hướng hiệu quả và đây cũng là công cụ mà các nhà đầu tư cần nắm rõ để áp dụng thực hiện chiến lược giao dịch hợp lý. Bài viết dưới đây là chia sẻ cụ thể về kênh giá.

1. Kênh giá là gì?

Kênh giá hay còn được gọi là kênh xu hướng, kênh xu thế đó là một khoảng được tạo ra bởi 2 đường xu hướng (trendline) song song, sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trong kênh giá đó. Kênh giá xác định điểm mua và bán, hai đường của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể sử dụng kênh giá cùng với phần mềm chứng khoán Amibroker trong phân tích kỹ thuật. Phần mềm Amibroker đều có các chỉ báo này và có xác định điểm mua bán. Để tìm hiểu chi tiết nhà đầu tư tham khảo trực tiếp tại Phần mềm chơi chứng khoán hiệu quả.

Kênh giá hiểu theo cách đơn giản là hai Đường xu hướng được vẽ song song cùng chiều nhau, ở giữa 2 đường này là các nến lên xuống với mức giá khác nhau. Nhà đầu tư có thể hình dùng tổng thể nó như cái “đường ray” cho dễ. Nhà đầu tư có thể gọi thế này cho dễ nhớ là Kênh xu hướng tăng và Kênh xu hướng giảm.

Kênh giá là gì? Kênh xu thế là gì? Kênh xu hướng là gì? Kênh giá trong chứng khoán, cổ phiếu
Kênh giá là gì? Kênh xu thế là gì? Kênh xu hướng là gì? Kênh giá trong chứng khoán, cổ phiếu

Kênh xu hướng được coi là một công cụ phân tích kỹ thuật dùng để nhận diện xu hướng của giá, mục đích tìm ra những cơ hội mua, bán và chốt lời hiệu quả cho các nhà đầu tư.

2. Mục đích của kênh xu thế

  • Dùng để thu lãi trong kinh doanh ngắn hạn
  • Có thể dùng để tạo trạng thái ngược chiều với xu hướng chính trong ngắn hạn
  • Dùng để xác nhận chắc chắn hơn về xu hướng đang diễn ra

Hai đường chạy song song này tạo ra ranh giới hỗ trợ và kháng cự cho Kênh xu thế tăng này. Giá sẽ bật lên bật xuống giữa hai đường này và nhà đầu tư có thể áp dụng kiến thức ở bài Cơ hội bắt sóng đảo chiều cùng đường xu hướng để xác định các tín hiệu vào ra lệnh mua/bán hợp lý. Kênh xu thế giảm được tạo ra từ hai đường song song đi xuống.

Nhà đầu tư có thể dùng các tín hiệu đảo chiều tại cách đường bao kênh xu thế rất tốt. Ngoài việc giúp nhà đầu tư phát hiện các tín hiệu đảo ngược để giao dịch thì Kênh xu thế còn giúp nhà đầu tư biết thêm rằng Đường Hỗ trợ hoặc Kháng cự này có còn chất lượng hay không.

Mục đích của kênh xu thế
Mục đích của kênh xu thế

3. Đặc điểm của kênh xu thế

Dưới đây là một số đặc điểm của mô hình kênh xu thế:

  • Đường thẳng ở trên đóng vai trò đó là kháng cự của giá, còn đường ở dưới đóng vai trò hỗ trợ của giá. Nên các đường này thường có tích chất cơ bản của hỗ trợ và kháng cự.
  • Độ dốc của kênh xu hướng rất quan trọng. Khi kênh xu hướng càng dốc thì chứng tỏ xu hướng đó khá yếu và dễ bị phá vỡ.
  • Độ dốc quá lớn nhà đầu tư nên ưu tiên giao dịch theo hướng của kênh xu hướng (kênh xu hướng tăng, dốc lên thì nên BUY, kênh xu hướng giảm, dốc xuống thì nên SELL). Trường hợp kênh xu hướng có độ dốc không quá lớn thì nhà đầu tư có thể mua bán hai chiều.

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm công cụ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.

 App Robot chứng khoán Dstock đem về hiệu quả chính xác khi sử dụng
App Robot chứng khoán Dstock đem về hiệu quả chính xác khi sử dụng

4. Các dạng kênh giá và cách vẽ trong phân tích chứng khoán, cổ phiếu

+ Để thực hiện vẽ kênh xu hướng nhà đầu tư có thể vẽ theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định xu hướng

Vẽ kênh xu hướng cũng tương tự như vẽ đường xu hướng trendline. Đầu tiên cần xác định thị trường đang trong xu hướng nào:

  • Các đáy mới cao hơn đáy cũ và đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ thì đó là xu hướng tăng
  • Các đáy mới thấp hơn đáy cũ và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ thì đó là xu hướng giảm.

Xác định được xu hướng giá, nhà đầu tư cần đánh dấu các đáy và đỉnh trong Chart, sau đó thực hiện thao tác dùng đường thẳng để nối đỉnh lại (nếu xu hướng tăng) hoặc nối các đáy (nếu xu hướng giảm).

Cần Xác định xu hướng chính của thị trường
Cần Xác định xu hướng chính của thị trường

Bước 2: Vẽ đường xu hướng 

  • Xu hướng tăng, vẽ một đường thẳng lên và đi qua càng nhiều đáy càng tốt.
  • Xu hướng giảm, vẽ một đường thẳng xuống đi qua càng nhiều đỉnh càng tốt.

Bước 3: Vẽ đường thẳng song song với trendline

Vẽ đường thẳng song song với trendline vừa vẽ

  • Xu hướng tăng, đường thẳng song song với trendline đi qua càng nhiều đỉnh càng tốt
  • Xu hướng giảm, đường thẳng song song với trendline đi qua càng nhiều đáy càng tốt.
Ví dụ Mô hình kênh giá hoàn chỉnh
Ví dụ Mô hình kênh giá hoàn chỉnh

+ Dưới đây là các loại kênh xu hướng

Kênh xu hướng được hình thành từ 2 đường xu hướng nên cách phân biệt trendline chính là cách xác định các loại kênh giá cụ thể như sau:

  • Kênh giá tăng (Up Price Channel) 

Khi thị trường xuất hiện một xu hướng tăng sẽ bao gồm 2 đường xu hướng cùng dốc lên, trong đó đường phía dưới được xác định trước và đó chính là đường trendline của xu hướng tăng đó. Đường phía trên được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline dưới và đi qua đỉnh gần nhất của xu hướng.

Ví dụ Up Price Channel Kênh xu thế tăng
Ví dụ Up Price Channel Kênh xu thế tăng

Thực tế các mức giá của xu hướng tăng đều nằm gọn trong 2 đường thẳng của kênh xu hướng tăng. Kênh xu hướng này sẽ bị phá vỡ khi giá giảm mạnh, vượt ra khỏi đường trendline dưới, đảo chiều giảm hoặc giá tăng mạnh, vượt ra khỏi đường trendline trên, hình thành một xu hướng tăng mới với kênh xu hướng tăng mới và đây cũng có thể bắt đầu xuất hiện một xu hướng đi ngang.

Kênh xu thế tăng bị phá vỡ và khi đó xu hướng sideway được hình thành
Kênh xu thế tăng bị phá vỡ và khi đó xu hướng sideway được hình thành
  • Kênh giá giảm (Down Price Channel)

Thị trường xuất hiện một xu hướng giảm sẽ bao gồm 2 đường xu hướng cùng dốc xuống, đường phía trên được xác định trước đó chính là đường trendline của xu hướng giảm đó. Đường phía dưới đó được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline trên va đi qua đáy gần nhất của xu hướng.

Biểu đồ Kênh xu hướng giảm (Down Price Channel)
Biểu đồ Kênh xu hướng giảm (Down Price Channel)

Kênh xu hướng giảm cũng thể hiện qua việc các mức giá của xu hướng giảm đều nằm gọn trong 2 đường thẳng của kênh giá. Kênh xu hướng này sẽ bị phá vỡ khi giá vượt ra khỏi 1 trong 2 đường trendline và đảo chiều đi lên hoặc hình thành một xu hướng đi ngang hay bắt đầu một xu hướng giảm mới với kênh giá giảm mới.

  • Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)

Thị trường với kênh xu hướng đi ngang được hình thành khi giá dao động tăng giảm không rõ ràng mà di chuyển trong một khoảng xác định với các đỉnh gần như bằng nhau, các đáy xuất hiện gần như bằng nhau. Thực hiện vẽ kênh xu hướng đi ngang cũng giống với cách vẽ đường trendline đi ngang bởi thị trường sideway được xác định bằng 2 đường xu hướng chứ không phải chỉ có 1 đường up trend hoặc down trend.

Đường trendline trên được vẽ bằng cách nối các đỉnh với nhau và trendline dưới là đường thẳng nối các đáy với nhau sao cho 2 đường trendline này song song với nhau.

Biểu đồ thể hiện Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)
Biểu đồ thể hiện Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)

Kênh xu hướng đi ngang bị phá vỡ khi giá vượt ra khỏi 1 trong 2 đường trendline để hình thành một xu hướng giảm, tăng hoặc một sideway mới với kênh xu hướng mới.

5. Một số lưu ý khi vẽ kênh giá

  • Đối với các kênh xu hướng tăng hoặc giảm, nhà đầu tư nên vẽ đường trendline của xu hướng tăng/giảm trước tức là đường phí dưới (uptrend) hoặc đường phía trên (downtrend), rồi thực hiện vẽ đường còn lại.
  • Đường trendline chính của xu hướng phải vẽ đúng theo nguyên tắc xác định đường trendline, còn với đường còn lại chỉ cần thỏa 2 điều kiện đó là song song với đường đầu tiên và đi qua đỉnh/đáy gần nhất của xu hướng.
  • Không nên ép các kênh xu hướng đi theo mong muốn yêu cầu của bản thân bởi có thể làm sai lệnh đi tính chất của đường xu hướng, từ đó dễ dẫn đến giao dịch không hiệu quả.
  • Không cần thiết tất cả các mức giá phải nằm gọn bên trong kênh xu hướng, các mức giá nằm bên ngoài nhưng không phá vỡ được với kênh xu hướng chính là các phá vỡ (false breakout)
Trên đây là một số lưu ý khi vẽ kênh xu thế
Trên đây là một số lưu ý khi vẽ kênh xu thế

6. Cách giao dịch hiệu quả với kênh giá

Nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn một chút về đường xu hướng, và vẽ thêm 1 đường song song với đường xu hướng lên hoặc xu hướng xuống, chúng ta sẽ tạo ra được một kênh xu hướng.

Để tạo ra 1 kênh đi lên (ascending channel), rất đơn giản, nhà đầu tư vẽ 1 đường song song với đường xu hướng xuống sau đó dịch chuyển chúng đến vị trí sao cho chúng chạm vào những điểm thấp nhất trong giai đoạn gần đây. Tốt nhất là nhà đầu tư nên vẽ đường này ngay lúc vẽ đường xu hướng.

Cũng tương tự như vậy cho việc tạo ra 1 kênh xu hướng đi xuống (descending channel), nhà đầu tư vẽ 1 đường song song với đường xu hướng xuống và dịch chuyển  chúng đến vị trí sao cho chúng chạm vào những điểm đỉnh trong một giao đoạn gần đây . Nhà đầu tư cũng nên vẽ đường này cùng lúc với việc vẽ đường xu hướng.

Khi giá chạm vào đường kênh dưới đáy thì có thể đó là khu vực thích hợp để mua. Ngược lại, khi giá chạm vào đường kênh phía trên thì có vẻ đó là khu vực thích hợp để cân nhắc bán.

Hai đường trendline của kênh giá đóng nhiệm vụ quan trọng, đường phía trên tạo thành các ngưỡng kháng cự, đường phía dưới là một đường hỗ trợ. Nên khi thực hiện giao dịch với kênh giá đó cũng chính là giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

Có 2 cách giao dịch hiệu quả của kênh xu hướng đó là:

+ Giao dịch thuận xu hướng

Giao dịch thuận xu hướng đó là tại một xu hướng tăng, nhà đầu tư chỉ cần đợi giá chạm ngưỡng hỗ trợ để đặt lệnh BUY, không nên đặt lệnh SELL khi giá chạm ngưỡng kháng cự. Đối với xu hướng giảm chỉ nên chờ đợi giá chạm ngưỡng kháng cự để vào lệnh SELL, không nên đặt lệnh BUY khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ.

  • Cách giao dịch khi xu hướng tăng: Đó là lệnh vào giá chạm đường hỗ trợ (đường trendline dưới) từ lần thứ 3 trở đi vì một đường hỗ trợ/kháng cự mạnh khi có ít nhất 2 lần giá chạm vào các đường đó và quay đầu. Đặt stop-loss tại đáy gần nhất trước đó, khi giá tăng lên và chạm vào đường trendline trên thì đóng lệnh để chốt lời.
Ví dụ cụ thể về Giao dịch thuận xu hướng
Ví dụ cụ thể về Giao dịch thuận xu hướng
  • Giao dịch xu hướng giảm: Thực hiện vào lệnh khi giá chạm vào đường trendline trên từ lần thứ 3 trở đi, Stop-loss tại đỉnh gần nhất trước đó và đóng lệnh chốt lời khi giá đi xuống chạm đường trendline dưới.
  • Giao dịch xu hướng đi ngang: Cách giao dịch với kênh xu hướng đi ngang tương tự như cách giao dịch trendline trong xu hướng đi ngang.

+ Giao dịch phá vỡ

Những dấu hiệu khi một kênh xu hướng bị phá vỡ:

• Giá đóng cửa dưới đường xu hướng có ý nghĩa hơn một sự phá vỡ đường xu hướng trong ngày.

• Sử dụng điều kiện 3%, tức là dưới mức 3% so với mức giá đường xu hướng xác lập.

• Qui luật 2 ngày: Đề phòng tín hiệu giả rằng đường xu hướng bị phá vỡ, nếu giá ngày 2 vẫn không về đường xu hướng, coi như xu hướng bị phát vỡ.

• Giá mục tiêu khi phá vỡ xu hướng: giá của xu hướng mới sẽ di chuyển một đoạn đúng bằng khoảng cách đạt được ở xu hướng cũ.

Đến một thời điểm nào đó thì các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ sẽ không còn phát huy tác dụng của nó, kênh xu thế sẽ bị phá vỡ và khi này giá sẽ thoát ra khỏi phạm vi 2 đường trendline và bắt đầu xu hướng mới.

Giao dịch phá vỡ
Giao dịch phá vỡ

Kênh xu thế khá là dễ hiểu đúng không, giống như 2 miếng sandwich ( 2 đường Xu hướng ) kẹp giữa là mấy cây nến xanh, đỏ với mức giá cao, thấp khác nhau. Tín hiệu đảo ngược xảy ra khi chạm đường Xu hướng, nhà đầu tư có thể bắt các giao dịch đảo chiều hồi giá như bài Cơ hội bắt sóng đảo chiều cùng Đường xu hướng hoặc đợi nến kết thúc ở ngoài Đường xu hướng và vào giao dịch Khi Đường xu hướng bị phá vỡ.

Bài viết trên là những kiến thức chia sẻ về Kênh giá là gì? Kênh xu thế là gì? Kênh xu hướng là gì? Các dạng kênh xu thế và cách vẽ kênh xu thế cùng một số lưu ý. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên giúp nhà đầu tư hiểu về kênh giá và từ đó vận dụng hiệu quả hợp lý vào trong quá trình phân tích kỹ thuật trước khi quyết định đưa ra đầu tư.

Nhà đầu tư tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,…. Hãy truy cập website: nududo.com hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

1 bình luận về “Kênh giá (kênh xu thế) là gì? Cách vẽ kênh giá trên biểu đồ chứng khoán, cổ phiếu?
  1. Pingback: Bài 3 Đường xu hướng (Đường xu thế) sử dụng trong phân tích cổ phiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *