Mô hình F-Score phát hiện công ty gian lận báo cáo tài chính?

Hành vi gian lận trong báo cáo tài chính đang ngày càng trở nên tinh vi hơn, các yếu tố tác động đến hành vi gian lận tài chính cũng trở nên đa dạng hơn. Việc sử dụng các mô hình đánh giá gian lận báo cáo tài chính sẽ giúp xác nhận được mức độ gian lận trong BCTC của doanh nghiệp. Trong bài viết chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình F-Score giúp Nhà đầu tư phát hiện công ty gian lận báo cáo tài chính.

Videos giới thiệu mô hình F-Score là gì?

1. Tác giả mô hình F-Score?

Patricia Dechow là một giáo sư kinh tế học và kế toán nổi tiếng. Cô hiện là giáo sư Kế toán Michelle R. Clayman tại Trường Kinh doanh Haas, Đại học California, Berkeley. Cô cũng là Phó chủ tịch Phòng Đào tạo Phân tích và Quản lý Rủi ro tại trường.

Patricia Dechow đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Cô nổi tiếng với công việc nghiên cứu về chất lượng thông tin tài chính, gồm cả phân tích quản trị và phân tích người đọc tài chính. Cô đã công bố nhiều bài báo trong các tạp chí hàng đầu, như Journal of Accounting Research, Journal of Accounting and Economics, và Review of Accounting Studies.

Giáo sư Patricia Dechow tác giải của mô hình F-Score
Giáo sư Patricia Dechow tác giải của mô hình F-Score

Patricia Dechow là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về chất lượng thông tin tài chính và đóng góp của cô đã được công nhận trong cộng đồng kế toán và tài chính. Cô là một giáo sư ảnh hưởng và có ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục và nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Giáo sư Patricia Dechow là một trong những người hiếm hoi trên thế giới đạt được giải thưởng danh giá American Accounting Association Award đến hai lần vào năm 2010 và 2015 cho những nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán của mình. Ít có người phụ nữ nào thành công trong lĩnh vực này đến như vậy.

Bà và Giáo sư Richard Sloan tại Đại học California giới thiệu Mô hình F-Score vào năm 2011, đây là một công cụ đánh giá rủi ro gian lận chung trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Mô hình này là biện pháp giúp nhà đầu tư nhận ra khả năng gian lận trên báo cáo tài chính với xác suất cao hơn đáng kể từ dữ liệu tối đa ba năm gần nhất.

Kể từ đó, mô hình này trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá mức độ tin cậy báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

2. Mô hình F-Score là gì?

Mô hình F-score được Patricia Dechow và các đồng nghiệp đề xuất là một phương pháp để đánh giá chất lượng thông tin tài chính của các công ty. Mô hình này sử dụng một số chỉ số tài chính để đo lường khả năng thông tin của báo cáo tài chính.

Mô hình F-score được Patricia Dechow và các đồng nghiệp xây dựng
Mô hình F-score được Patricia Dechow và các đồng nghiệp xây dựng

Mô hình F-score sử dụng các chỉ số này để tính điểm cho mỗi công ty và đánh giá chất lượng thông tin tài chính của họ. Điểm cao hơn thường chỉ ra rằng công ty có khả năng cung cấp thông tin tài chính chất lượng cao hơn và ngược lại.

Mô hình F-score đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phân tích tài chính, và đã đóng góp vào việc cải thiện sự đánh giá và hiểu biết về chất lượng thông tin tài chính của các công ty.

Công thức tính của mô hình F-Score:

Predicted value = – 7.893 + 0.790 x RSST + 2.518 x ΔREC + 1.191 x ΔINV + 1.979 x SOFTASSETS + 0.171 x ΔCASHSALES – 0.932 x ΔROA + 1.029 x ISSUE

Có thể nhận thấy trong mô hình này có thể chia thành nhóm chính:

  • Nhóm 1 gồm các biến liên quan đến chất lượng các khoản kế toán dồn tích (accrual quality): RSST, ΔREC, ΔINV, SOFTASSETS, ΔCASHSALES.
  • Nhóm 2 là biến liên quan đến hiệu quả tài chính: ΔROA.
  • Nhóm 3 là biến liên quan đến việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm nâng vốn: ISSUE.
Mô hình F-Score trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính
Mô hình F-Score trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Trong đó: Unconditional probability là số công ty có gian lận tài chính chia cho tổng số công ty. Số liệu này được công bố trong nghiên cứu gốc của tác giả năm 2011.

Lưu ý: Mô hình F-Score nên tính theo năm, không nên tính theo quý.

3. Cách sử dụng mô hình F-Score tìm gian lận BCTC?

Như trên thì công thức của mô hình F-Score có rất nhiều biến cần phải tính, Nhà đầu tư cần tính toán giá trị của các biến rồi mới ra kết quả cuối cùng của F-Score:

Predicted value = – 7.893 + 0.790 x RSST + 2.518 x ΔREC + 1.191 x ΔINV + 1.979 x SOFTASSETS + 0.171 x ΔCASHSALES – 0.932 x ΔROA + 1.029 x ISSUE

a. RSST (Biến liên quan đến chất lượng kế toán dồn tích)

Công thức tính:

RSST = (ΔWC + ΔNCO + ΔFIN)/Tổng tài sản bình quân

Trong đó:

  • ΔWC = (Tài sản ngắn hạn – Tiền – Đầu tư ngắn hạn) – (Nợ ngắn hạn – Vay ngắn hạn)
  • ΔNCO = (Tổng tài sản – Tài sản ngắn hạn – Đầu tư vào Công ty con, công ty liên kết) – (Nợ phải trả – Nợ ngắn hạn – Vay dài hạn)
  • ΔFIN = (Đầu tư ngắn hạn + Đầu tư dài hạn) – (Vay dài hạn + Vay ngắn hạn + Cổ phiếu ưu đãi)

(Các chỉ số được lấy trực tiếp trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)

Hiện nay, có hai loại cơ sở để hạch toán kế toán đó là cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích. Theo quy định của các chuẩn mực kế toán đều thống nhất sử dụng cơ sở dồn tích là cơ sở chính thức để ghi nhận các giao dịch kinh tế phát sinh. Điều này tạo kẽ hở để các nhà quản lý có thể điều tiết lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ kế toán không liên quan trực tiếp đến dòng tiền thực tế phát sinh và nhận được trong kỳ.

Việc mổ xẻ các khoản điều chỉnh dồn tích sẽ giúp cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn cụ thể hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và qua đó giúp phát hiện sớm những dấu hiệu cho thấy hành vi thao túng BCTC của các nhà quản lý. Theo lập luận của tác giả biến RSST tăng sẽ làm tăng khả năng BCTC có gian lận. Những doanh nghiệp có chất lượng kế toán dồn tích thấp sẽ có thể linh hoạt hơn trong việc tháo túng số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh.

b. ΔREC (Biến động phải thu khách hàng)

Công thức tính:

ΔREC = Δ Nợ phải thu khách hàng / Tổng tài sản bình quân

(Các chỉ số sử dụng được lấy trong bảng cân đối kế toán)

Biến động tăng khoản phải thu của khách hàng sẽ giúp cải thiện doanh thu của doanh nghiệp trong năm đó. Tuy doanh nghiệp chưa thực sự thu được tiền, nhưng họ hoàn toàn có thể ghi nhận doanh thu cho kỳ kinh doanh đó.

Trong thực tế, đây là cách được sử dụng nhiều bởi các nhà quản lý nhằm đạt được mục tiêu doanh thu lợi nhuận đề ra. Và vì khi đạt được mục tiêu ấy, các nhà quản lý sẽ nhận được mức lương thưởng tương xứng. Do vậy, theo lập luận của tác giả, biến ΔREC tăng sẽ làm tăng khả năng BCTC có gian lận tài chính.

c. ΔINV (Biến động hàng tồn kho trên tổng tài sản)

Công thức tính:

ΔINV = Δ Hàng tồn kho / Tổng tài sản bình quân

(Các chỉ số được lấy trong bảng cân đối kế toán)

Chuẩn mực kế toán cho phép người quản lý lựa chọn phương pháp xác định giá hàng tồn kho. Mỗi cách tính giá trị hàng tồn kho khác nhau sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, giá vốn hàng bán và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận biên trong kỳ.

Điều này có nghĩa là các nhà quản lý hoàn toàn có thể điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn thông qua việc lựa chọn phương pháp tính toán cho hàng tồn kho. Ngoài ra, theo chuẩn mực kế toán, hàng tồn kho phải được ghi nhận thấp hơn giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.

Khi giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị ban đầu thì hàng tồn kho phải được trích lập dự phòng giảm giá. Trích lập dự phòng giảm giá cũng là một công cụ để giúp nhà quản lý điều tiết lợi nhuận trong kỳ kinh doanh. Theo lập luận của tác giả, biến ΔINV tăng thì khả năng BCTC có gian lận là cao hơn.

Giáo sư Patricia Dechow là giáo sư hàng đầu về kế toán và quản trị kinh doanh
Giáo sư Patricia Dechow là giáo sư hàng đầu về kế toán và quản trị kinh doanh

d. SOFTASSETS (Tỷ trọng Softassets trên tổng tài sản)

Công thức tính:

SOFTASSETS = (Tổng tài sản – TSCĐ hữu hình – Tiền & các khoản tương đương tiền) / Tổng tài sản

(Các chỉ số được lấy trong bảng cân đối kế toán)

Softassets được định nghĩa là các loại tài sản không phải là tiền, các khoản tương đương tiền và tài sản hữu hình. Tỷ trọng Softassets cao, các nhà quản lý sẽ có thêm những thủ thuật để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận trong ngắn hạn. Có thể kể đến như việc lựa chọn các phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao theo cách có lợi nhất.

Theo lập luận của tác giả, biến Softassets cao thì khả năng BCTC có gian lận là cao hơn.

e. ΔCASHSALES (Biến động tỷ trọng doanh thu thu được bằng tiền)

Công thức tính:

ΔCASHSALES = ( (Doanh thu thuần t – Nợ phải thu khách hàng t) / Doanh thu thuần t ) – ( (Doanh thu thuần t-1 – Nợ phải thu khách hàng t-1) / Doanh thu thuần t-1 )

(Các chỉ số được lấy trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh)

Theo tác giả, một doanh nghiệp hoạt động tốt thì doanh thu thực tế thu được bằng tiền nên có cùng mức tăng với sự gia tăng của các khoản phải thu. Nếu một doanh nghiệp có sự gia tăng đáng kể về khoản phải thu trong kỳ kinh doanh, trong khi dòng tiền thực nhận lại thấp hơn đáng kể thì khả năng doanh nghiệp có những tác động nhất định nhằm làm đẹp kết quả kinh doanh.

Một số chính sách điển hình có thể kể đến như nới lỏng chính sách bán hàng của doanh nghiệp, thay đổi hạn mức thanh toán, thời hạn thanh toán, tăng tỷ lệ chiết khấu, tăng khuyến mãi… Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể sẽ ghi tăng doanh thu cho dù chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định hiện hành.

Điển hình như các doanh nghiệp liên quan đến ngành xây dựng, bất động sản hoặc các dự án có nhiều giai đoạn, khi ấy việc ước tính doanh thu sẽ ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố chủ quan. Dù việc ước tính phải dựa trên cơ sở hợp lý nhưng thực tế, các ước tính này có thể chênh nhau khá đáng kể. Theo tác giả, biến ΔCASHSALES tăng thì khả năng BCTC có gian lận sẽ cao hơn.

f. ΔROA (Biến động tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản)

Công thức tính:

ΔROA = (Lợi nhuận sau thuế t / Tổng tài sản bình quân t) – (Lợi nhuận sau thuế t-1 / Tổng tài sản bình quân t-1)

(Các chỉ số sử dụng được lấy trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh)

ROA giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả kinh doanh, làm ăn tốt lên sẽ ít có động lực gian lận tài chính hơn. Do đó, theo tác giả, biến ΔROA tăng sẽ làm giảm nguy cơ BCTC có gian lận.

g. ISSUE (Phát hành cổ phiếu trong năm)

Công thức tính: ISSUE Có giá trị bằng 1 nếu trong năm có phát hành chứng khoán (Có thể xem trên báo cáo tài chính và các nghị quyết được thông qua về việc phát hành thêm cổ phiếu trong thời gian tới của doanh nghiệp). Một trong những động lực để nhà quản trị thực hiện hành vi thao túng trên BCTC đó là duy trì một mức giá cổ phiếu cao.

Để mức giá cổ phiếu cao, các số liệu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đủ tốt để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhất định, giá cổ phiếu ở mức cao sẽ đem lại nhiều lợi thế cho họ. Khi đó, doanh nghiệp sẽ rất tích cực phát hành thêm cổ phiếu để có thêm vốn để cải thiện tình hình kinh doanh của mình.

Theo tác giả, khả năng có gian lận trên BCTC sẽ cao hơn nếu doanh nghiệp có phát hành thêm cổ phiếu.

h. Phân tích kết quả F-Score

Sau khi tính toán mô hình F-Score Nhà đầu tư có thể dưa ra kết luận như sau:

  • Nếu điểm F-Score > 2.45: Khả năng doanh nghiệp có nguy cơ gian lận trong báo cáo tài chính là rất cao.
  • Nếu điểm 2.45 > F-Score > 1.85: Khả năng doanh nghiệp có nguy cơ gian lận trong báo cáo tài chính là cao.
  • Nếu điểm 1.85 > F-Score > 1: Khả năng doanh nghiệp có nguy cơ gian lận trong báo cáo tài chính ở mức trung bình.
  • Nếu điểm F-Score < 1: Khả năng gian lận trong báo cáo tài chính là thấp.

3. Ví dụ về cách tính mô hình F-Score

Ví dụ cổ phiếu BSR tại thời điểm chúng tôi tính toán chỉ số F-Score như sau:

Mô hình F-Score Giá trị Trọng số
RSST 0.700930828 0.790
ΔREC 0.222681583 2.518
ΔINV 0.226163039 1.191
SOFTASSETS 0.480961508 1.979
ΔCASHSALES 2.286757886 0.171
ΔROA -0.023015734 0.932
ISSUE 0 (Không phát hành thêm cổ phiếu tại thời điểm tính toán) 1.029
Mô hình F-Score -5.144883154
Trạng thái F-Score Gian lận báo cáo tài chính thấp

Như vậy sau khi tính ra điểm số của mô hình F-Score Nhà đầu tư có thể kết luận được công ty đó có gian lận báo cáo tài chính hay không, như BSR gian lận báo cáo tài chính thấp. Do đó, tỷ trọng khi đầu tư thì Nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn cổ phiếu gian lận báo cáo tài chính thấp và hạn chế mua với cổ phiếu có gian lận báo cáo tài chính cao.

4. Tra cứu gian lận báo cáo tài chính ở đâu?

Hiện nay trên phần mềm Robot chứng khoán Dstock của chúng tôi đã có tính toán gian lận báo cáo tài chính dựa trên mô hình F-Score, Nhà đầu tư có thể tra cứu trong phần định giá cổ phiếu sẽ có kết luận và thông số gian lận báo cáo tài chính. Nhà đầu tư chỉ cần đăng ký mở tài khoản chứng khoán sẽ được sử dụng Dstock và hệ thống đào tạo của Nududo.

Robot chứng khoán Dstock là nền tảng hỗ trợ Nhà đầu tư rất tốt
Robot chứng khoán Dstock là nền tảng hỗ trợ Nhà đầu tư rất tốt

Kết luận về F-Score

Tuy nhiên, mô hình F-score cũng có hạn chế khi không bao gồm hết các biến độc lập có ảnh hưởng đến khả năng gian lận của doanh nghiệp. Vì vậy, việc bổ sung các biến phi tài chính vào mô hình, để tăng tỷ lệ dự đoán chính xác về gian lận và sai sót, giảm tỷ lệ lỗi loại I, loại II trong quy trình dự báo.

Trong thực tế có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã thỏa hiệp với các công ty kiểm toán để xác nhận báo cáo tài chính tốt cho các mục đích khác nhau.Vì vậy, đối với nhà đầu tư hay tổ chức tín dụng khi xem xét tính trung thực của báo cáo tài chính không chỉ dựa trên ý kiến ​​trong báo cáo kiểm toán mà nhà đầu tư có thể sử dụng Dechow F-Score để xem xét báo cáo tài chính có khả năng là gian lận, sai sót.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về mô hình F-Score để đánh giá và phát hiện các công ty có gian lận báo cáo tài chính, hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích tới Nhà đầu tư, nếu thấy hay thì hãy chia sẻ videos cho chúng tôi.

Nhà đầu tư quan tâm tới dịch vụ chứng khoán khác của chúng tôi như dữ liệu Forex cho Amibroker, phần mềm chứng khoán, robot chứng khoán, dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Code Amibroker, Youtube chứng khoán,… hãy truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *