Trái phiếu là một loại giấy tờ nợ phổ biến trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Khi một công ty, tổ chức hoặc chính phủ cần vay tiền, họ có thể phát hành trái phiếu để mượn tiền từ các nhà đầu tư. Những người mua trái phiếu thực chất đang cho vay tiền cho người phát hành và trái phiếu sẽ hứa trả lại số tiền vay kèm theo lãi suất được xác định trước đó. Chúng tôi sẽ chia sẻ về Trái phiếu là gì? cách tham gia trái phiếu?
1. Trái phiếu là gì?
Theo khoản 3 điều 4 luật chứng khoán 2019 (Luật số: 54/2019/QH14) thì Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP) thì trái phiếu:
- Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
- Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
- Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
- Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Trái phiếu kèm chứng quyền là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
2. Phân loại trái phiếu?
Phân loại theo chủ thể phát hành:
- Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc các chương trình, dự án thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Trái phiếu Chính phủ thường có lãi suất thấp nhưng ít rủi ro nhất so với các loại chứng khoán khác.
- Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phát hành với kỳ hạn từ một năm trở lên nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. Nguồn tiền hoàn trả trái phiếu thường là nguồn thu ngân sách địa phương.
- Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp (trong đó bao gồm ngân hàng) phát hành để đáp ứng nhu cầu vốn theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.
Phân loại theo tính chất trái phiếu:
- Trái phiếu chuyển đổi (chỉ có ý nghĩa khi chủ thể phát hành là doanh nghiệp) là loại có thể chuyển thành cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai. Trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp nhưng thu hút nhà đầu bởi tỷ lệ chuyển đổi hấp dẫn.
- Trái phiếu không chuyển đổi có tính chất ngược lại.
Phân loại theo lợi tức trái phiếu:
- Trái phiếu lãi suất cố định là loại trái phiếu đã xác định lợi tức (%) và các đợt trả lãi trong suốt kỳ hạn trái phiếu trên hợp đồng giao dịch trái phiếu.
- Trái phiếu lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có một mức lợi tức xác định trước, cộng thêm một khoản lợi tức biến động theo lãi suất tham chiếu. Các doanh nghiệp trong nước thường chọn lãi suất tham chiếu là lãi suất trung bình kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.
- Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà trái chủ không nhận lợi tứ, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.
Phân loại theo phương thức đảm bảo:
- Trái phiếu có tài sản đảm bảo là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành dùng tài sản như bất động sản, máy móc – thiết bị, cổ phiếu để đảm bảo cho việc phát hành. Thông thường tài sản cầm cố có giá trị thị trường lớn hơn mệnh giá trái phiếu đã phát hành. Trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, trái chủ có quyền phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi số tiền còn nợ.
- Trái phiếu không có tài sản đảm bảo có tính chất ngược lại nên mức độ rủi ro cao hơn.
3. Đặc điểm của trái phiếu?
Trái phiếu có những đặc điểm sau đây:
- Nguồn thu nhập của trái phiếu chính là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định mà không dựa vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành trái phiếu.
- Trái phiếu được cho là chứng khoán nợ. Vì vậy khi đơn vị phát hành trái phiếu có thể bị giải thể hoặc phá sản thì phải có nghĩa vụ thanh toán cho những nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các cổ đông trong công ty.
- Người sở hữu trái phiếu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay như thế nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng vay.
4. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
Hiện nay trên thị trường chứng khoán khá phổ biến 2 hình thức đầu tư là cổ phiếu và trái phiếu, tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 hình thức này. Vì vậy, để hiểu rõ hơn, các Nhà đầu tư theo dõi bảng so sánh sau đây nhé:
Đặc điểm | Trái phiếu | Cổ phiếu |
Chủ thể phát hành | Doanh nghiệp, Ngân hàng, Chính phủ. | Công ty cổ phần |
Quyền lợi của chủ sở hữu |
|
|
Thời gian được sở hữu | Có thời hạn nhất định và được ghi trong trái phiếu. | Không có thời gian nào cụ thể. |
Thứ tự ưu tiên thanh toán nếu công ty bị giải thể, phá sản | Trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. | Phần vốn được góp của cổ đông phải thanh toán sau cùng khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác. |
5. Có nên đầu tư vào trái phiếu không?
Qua quá trình phân tích tìm hiểu kỹ lưỡng ta có thể thấy được những ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu là gì. Nhìn chung, về ưu điểm thì trái phiếu có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm có cùng kỳ hạn. Dễ dàng thanh toán chuyển nhượng với các chủ thể khác nhau. Về nhược điểm có khả năng gặp phải trường hợp chủ thể phát hành không thể trả nợ. Không thể chuyển đổi hay rao bán ngay với lợi nhuận mong muốn. Việc đầu tư cần phải có được sự mạo hiểm.
Với hình thức đầu tư trái phiếu là hình thức nên đầu tư do có tính chất an toàn cao hơn các hình thức đầu tư lợi nhuận cao khác. So với tiết kiệm thì đầu tư vào trái phiếu sẽ làm gia tăng tài sản một cách nhanh chóng hơn rất nhiều. Chứng khoán VPS là nơi để Nhà đầu tư có thể tìm hiểu và tham gia đăng ký tài khoản chứng khoán một cách nhanh chóng.
6. Giá trái phiếu là gì?
Giá trái phiếu là gì? Giá trái phiếu hay giá phát hành trái phiếu chính là định mức giá trị của mỗi trái phiếu khi được chào bán ra ngoài thị trường. Các loại trái phiếu khác nhau sẽ có giá phát hành khác nhau.
Thông thường giá của trái phiếu sẽ được tính toán theo mức phần trăm của giá trị mệnh giá đó. Để tính toán đưa ra giá của một trái phiếu là một công việc phức tạp. Cần phải dựa vào tình hình thực tế của thị trường lúc đó, thị trường của bên phát hành trái phiếu, cân nhắc tính toán rất kỹ lưỡng. Một số khái niệm thường gặp trong giá phát hành trái phiếu:
- Giá đi ngang: Là giá trái phiếu ngang bằng với giá phát hành của trái phiếu đó và được chào bán ra thị trường.
- Giá chiết khấu: Mệnh giá của trái phiếu cao hơn giá phát hành. Các nhà đầu tư trái phiếu có thể mua trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá của nó.
- Giá gia tăng: Giá bán phát hành ra thị trường cao hơn mệnh giá của trái phiếu.
Như vậy chúng ta có thể thấy việc đầu tư vào trái phiếu nên tùy vào từng thời gian nhất định, lựa chọn loại giá trái phiếu đầu tư cho hợp lý. Mệnh giá của trái phiếu là gì? Đây được hiểu là giá trị được ghi trên tờ trái phiếu.
7. Thời hạn của trái phiếu là gì?
Thời hạn trái phiếu là gì? Một trái phiếu hay một loại trái phiếu luôn có thời hạn riêng cho mình. Việc tìm hiểu thời hạn của trái phiếu đối với các nhà đầu tư là rất quan trọng. Khái niệm “Term Bonds” được hiểu là thời hạn của trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu được định nghĩa là thời gian số năm trái phiếu được lưu hành trên thị trường. Sau thời gian đó bên phát hành trái phiếu sẽ phải thanh toán toàn bộ cả gốc lẫn giá trị lãi cho người chủ đầu tư trái phiếu đó.
Ý nghĩa của trái phiếu là gì đối với cả bên bán và bên mua đều rất quan trọng. Thông thường thì đây là khoảng thời gian được tính toán bởi bên cho phát hành trái phiếu và cũng là thời hạn mục tiêu kinh doanh.
Thời hạn trái phiếu có thể phản ánh rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và khoảng thời gian nhận số tiền lãi trái phiếu của các nhà đầu tư trái phiếu. Đối với các trái phiếu có thời hạn dài thường có phần lãi suất hấp dẫn và cao hơn các trái phiếu ngắn hạn. Đây cũng là một mối quan hệ của thời hạn trái phiếu và lãi suất trái phiếu được biểu thị bằng đường cong Yield Curve.
8. Lợi tức trái phiếu là gì?
Qua những phân tích chúng ta đã nắm được một số thông tin và tính chất cơ bản của trái phiếu là gì. Hãy cùng đến với một khái niệm có tầm ảnh hưởng khá lớn đó là lợi tức trái phiếu. Trong tiếng Anh lợi tức trái phiếu được viết là Bond Yield.
Lợi tức trái phiếu là gì? Lợi tức trái phiếu là giá trị lãi suất được ghi trên trái phiếu không bao gồm mệnh giá của trái phiếu. Công thức tính toán lợi tức của trái phiếu là gì
Lợi tức của trái phiếu = Số giá trị thanh toán thưởng hàng năm / Giá trị của trái phiếu.
Qua công thức chúng ta có thể thấy lợi tức của trái phiếu phụ thuộc vào hai yếu tố đó là thanh toán phiếu thưởng hàng năm và giá trị của trái phiếu. Khi giá của trái phiếu tăng lên thì lợi tức sẽ bị giảm đi đáng kể. Khi giá của trái phiếu giảm xuống thì lợi tức của trái phiếu lại tăng lên rất cao. Đây cũng là những lưu ý cho các nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường trái phiếu.
9. Thị trường trái phiếu là gì?
Thị trường trái phiếu là gì? Thị trường trái phiếu được hiểu là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi mua bán trái phiếu với các mức giá khác nhau và đông đảo các nhà đầu tư tham gia. Ngoài ra còn có các hình thức môi giới trái phiếu mua bán trao đổi trái phiếu trên thị trường trái phiếu.
Thị trường trái phiếu có các tính năng và đặc điểm riêng của nó. Do đó thị trường trái phiếu được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng mục đích đầu tư các nhà đầu tư nên chọn lựa cho mình thị trường trái phiếu phù hợp.
Thị trường trái phiếu chính phủ là một nhân tố then chốt đảm bảo cho thị trường trái phiếu hoạt động tốt và có khả năng huy động vốn nhanh chóng. Trong những trường hợp nhà nước cần vốn bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách, thị trường trái phiếu chính phủ sẽ là nơi đầu tư chủ yếu của rất nhiều người.
Đặc biệt trong thị trường trái phiếu chính phủ các chủ thể tham gia được bảo vệ và có quyền lợi rõ ràng của riêng mình. Thị trường trái phiếu chính phủ được coi là một thị trường chuẩn cho các thị trường tài chính hiện nay.
Các trái phiếu được phát hành trong thị trường trái phiếu chính phủ chủ yếu phục vụ mục đích huy động vốn theo các kế hoạch nhà nước đề ra. Không những thế đây còn là nơi để giúp cho nhà nước quản lý dòng tiền trên thị trường. Ngăn chặn và chống lại các hiện tượng lạm phát.
10. Tra cứu thông tin và giá trái phiếu ở đâu?
Nhà đầu tư có thể theo dõi thông tin giá trái phiếu tại đây:
11. Cách tham gia đầu tư trái phiếu?
Hiện nay VPS trở thành 1 trong 10 công ty đầu tiên được chấp thuận là thành viên giao dịch Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Kể từ ngày 19/07/2023, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tập trung đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) phối hợp cùng Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam chính thức khai trương và đưa vào hoạt động nhằm giúp cho quá trình giao dịch trái phiếu của Nhà đầu tư trở nên thuận tiện hơn.
Để thực hiện giao dịch Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Nhà đầu tư cần thực hiện mở tài khoản chứng khoán giao dịch thông thường tại VPS. Về thời gian giao dịch, mỗi ngày sẽ có hai phiên sáng và chiều, diễn ra từ thứ Hai cho đến thứ Sáu hàng tuần trừ các ngày theo quy định của Bộ luật Lao động và thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán.
Đặc biệt khi mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương. Nhà đầu tư sử dụng hoàn toàn miễn phí, phần mềm Dstock, phần mềm giúp báo mua/bán cổ phiếu, chứng quyền, phái sinh chính xác cao. Phần mềm Dstock có cả trên IOS hoặc ANDROID.
12. Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
a. Điều kiện giao dịch trái phiếu riêng lẻ
- KH đã mở tài khoản giao dịch TPRL tại VSDC (Sau một ngày làm việc, KH có thể giao dịch TPRL)
- Đối với KH bán trái phiếu: Có đủ số dư trái phiếu / số dư tiền thanh toán phí, thuế giao dịch
- Đối với KH mua trái phiếu:
- Có đủ số dư tiền thanh toán giá trị giao dịch và phí giao dịch
- Là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp
b. Hồ sơ giao dịch trái phiếu riêng lẻ
Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện Mở tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường tại VPS
Bước 2: Nhà đầu tư ký hồ sơ Đăng ký là Nhà đầu tư Chuyên nghiệp và Đề nghị Mở tài khoản giao dịch trái phiếu riêng lẻ
Bước 3: Khi giao dịch thực hiện hoàn thiện văn bản NĐT trước khi mua trái phiếu theo hướng dẫn tại Phụ lục V của NĐ 65
Bước 4: Hoàn thiện phiếu lệnh giao dịch.
c. Thời gian giao dịch
Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và thông báo của SGDCK. Các phiên giao dịch trong ngày của trái phiếu riêng lẻ:
Phiên | Phương thức giao dịch | Giờ giao dịch |
Phiên sáng | Giao dịch thỏa thuận | 09h00 – 11h30 |
Nghỉ trưa | 11h30 – 13h00 | |
Phiên chiều | Giao dịch thỏa thuận | 13h00 – 14h45 |
d. Loại trái phiếu giao dịch
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020
e. Đơn vị giao dịch, khối lượng giao dịch, đơn vị yết giá
- Đơn vị khối lượng giao dịch là 01 trái phiếu
- Khối lượng giao dịch tối thiểu là 01 trái phiếu
- Đơn vị yết giá là 01 đồng
f. Phương thức giao dịch
- Thỏa thuận điện tử: Là hình thức giao dịch trong đó thành viên giao dịch nhập lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn vào hệ thống hoặc lựa chọn các lệnh đối ứng phù hợp đã được nhập vào hệ thống để thực hiện giao dịch;
- Thỏa thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch từ trước và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để xác lập giao dịch.
g. Hủy/Sửa lệnh thỏa thuận
Lệnh thỏa thuận sửa/hủy không qua SGDCK: Nhà đầu tư có thể yêu cầu VPS thực hiện sửa/hủy lệnh mà không cần đợi SGDCK phê duyệt trong những trường hợp lệnh thỏa thuận ở trạng thái chưa khớp;
Đối với lệnh trong ngày có trạng thái đã khớp việc sửa lệnh chỉ được phép khi:
- Lệnh của Sở giao dịch chưa gửi VSDC thực hiện thanh toán
- Được sự đồng thuận của các bên đối tác tham gia giao dịch;
- Có lý do sửa hợp lý;
- SGDCKHN chấp thuận.
- Các thông tin được phép sửa: Khối lượng giao dịch / Giá giao dịch / Tài khoản giao dịch
Không được phép hủy lệnh ở trạng thái “Đã thực hiện”
h. Hình thức thanh toán giao dịch
Thanh toán ngay:
- Thanh toán luôn
- Không cho phép sửa lệnh
Thanh toán cuối ngày:
- Thanh toán sau khi hết giờ giao dịch
- Được sửa lệnh
i. Thời gian thanh toán
- Ngày giao dịch: Là ngày Trái phiếu riêng lẻ được giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ của SGDCK.
- Ngày thanh toán: T0 là Ngày giao dịch
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về trái phiếu là gì?, cách tham gia trái phiếu? và trái phiếu riêng lẻ, hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích nhất cho Nhà đầu tư. Hãy chia sẻ bài viết cho chúng tôi.
Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Khóa học chứng khoán, Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Dữ liệu Forex cho Amibroker, Youtube chứng khoán,…. Hãy truy cập website: nududo.com hoặc liên hệ trực tiếp số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.