[4 Tips] Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì? Cách sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả nhất?

Chỉ báo Stochastic Oscillator là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng, hỗ trợ các nhà đầu tư xác định được xu hướng của thị trường. Chỉ báo này và các chỉ báo dao động nói chung được trình bày một cách dễ hiểu với các tín hiệu mua và bán rõ ràng. Vậy Stochastic Oscillator là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công thức tính và cách sử dụng chỉ báo này hiệu quả nhất.

1. Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì? 

Chỉ báo Stochastic Oscillator là một chỉ báo nằm trong nhóm động lượng, do tiến sĩ George Lane phát triển vào những năm 1950. Theo ông, động lượng luôn thay đổi trước hành động giá. Trong một xu hướng tăng, giá thường dao động lên phía trên của biên độ giá. Còn trong xu hướng giảm, giá có thường tiến gần xuống biên dưới của biên độ giá. 

Stochastic Oscillator là một loại chỉ báo dao động trong Phân tích kỹ thuật chứng khoán, có giá trị từ 0 đến 100, chỉ báo này sử dụng tương tự như RSI. Ý tưởng của chỉ báo này là so sánh giá đóng cửa với một vùng giá trong một giai đoạn nhất định.

Chỉ báo Stochastic Oscillator gồm 2 đường: đường chính được gọi là %K; đường còn lại %D. Đường biên mặc định là 20 (đường biên phía dưới) và 80 (đường biên phía trên). Khi vượt qua đường biên 80, điều này thể hiện thị trường đang trong trạng thái quá mua. Còn khi giá vượt qua đường biên 20 thì thị tường rơi vào quá bán. 

Thông thường, dường %K sẽ phản ánh giá trị thực của hành động giá, đường %D là đường trung bình SMA được tính toán dựa trên dữ liệu của đường %K. Các nhà đầu tư thường dựa vào tín hiệu của đường nhanh (%K) và phân kỳ của đường trung bình chậm (%D) để xác định vùng quá mua, quá bán và thực hiện lệnh. 

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?
Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản Stochastic là những đường chỉ sự dao động của giá dựa trên cơ sở quan sát sau: 

  • Khi giá tăng, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên trên của một khung giá (price range).
  • Khi giá giảm, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên dưới của một khung giá (price range). 

2. Công thức tính Stochastic Oscillator

% K =  100 x [(Close – Lowest Low (n))/ (Highest High (n) – Lowest Low (n)]

%D = SMA(%K, n), tức là lấy trung bình động của đường %K trong n giai đoạn

Trong đó:

  • %K là đường Stochastic nhanh, thường được biểu thị bằng đường có màu xanh liền trên đồ thị của Amibroker.
  • %D là đường Stochastic chậm, thường được biểu thị bằng đường có màu đỏ đứt đoạn trên đồ thị Amibroker
  • Cách lấy giá của %D: Exponential, Simple, Smoothed, hoặc Weighted. Thông thường là lấy theo Simple
  • CLOSE – giá đóng cửa ngày hôm nay;
  • n – số giai đoạn dùng để tính toán
  • SMA – Simple Moving Average.

Videos giới thiệu về chỉ báo stichastic oscillator

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được hỗ trợ sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ sản phẩm giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận. 

Tải Ứng dụng Dstock trên nền tảng IOS, ANDROID hỗ trợ phân tích chứng khoán đạt lợi nhuận cao
Tải Ứng dụng Dstock trên nền tảng IOS, ANDROID hỗ trợ phân tích chứng khoán đạt lợi nhuận cao

3. Cách sử dụng Stochastic Oscillator

  • Đặt lệnh mua khi chỉ báo Stochastics (cả đường %K và đường %D) giảm xuống dưới một mức nhất định (ví dụ, 20) và đổi chiều ngay sau đó, vượt trên mức cũ. Đặt lệnh bán khi chỉ báo Stochastic vượt qua một mức nhất định (ví dụ, 80) và sau đó lại tụt xuống dưới mức cũ;
  • Đặt lệnh mua khi đường %K vượt trên đường %D và bán khi đường %K nằm dưới đường %D;
  • Tìm tín hiệu phân kỳ: Khi giá đang có chiều hướng giảm (có các đáy sau thấp hơn đáy trước), nhưng các đáy của đường Stochastic Oscillator có dấu hiệu đáy sau cao hơn đáy trước, mà các đáy này đều năm dưới ngưỡng giao động 20 thì đó là dấu hiệu cho thấy giá chuẩn bị đảo chiều đi lên. Ngược lại, khi giá đang có chiều hướng tăng (tức là có các đáy sau cao hơn đáy trước), nhưng các đáy của đường Stochastic Osillator lại có đáy sau thấp hơn đáy trước và các đáy này đều nằm trên ngưỡng giao động 80 thì đó là tín hiệu cho thấy giá sắp có xu hướng đảo chiều đi xuống.
Cách sử dụng Stochastic Oscillator
Cách sử dụng Stochastic Oscillator

4. Sử dụng đường Stochastic thế nào cho hiệu quả nhất

Theo chúng tôi thì công cụ này nên sử dụng tính hiệu phân kỳ sẽ hiệu quả hơn. Cái này mới chính xác hơn các cách áp dụng còn lại. Không chỉ đối với chỉ báo Stochastic Oscillator, mà cả đối với các chỉ báo dao động khác như RSI, MACD…. nhà đầu tư cũng chỉ nên sử dụng tín hiệu phân kỳ và kết hợp nó với các chỉ báo khác để dự đoán hướng đi tiếp theo của giá.

Thêm một chia sẻ kinh nghiệm nữa trong việc sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator. Chúng ta có thể dùng tham số ngày khác như %K là 5 ngày, %D 3 ngày với tham số này tôi thấy đường Stochastic Oscillator hiệu quả hơn.

Nên Sử dụng đường Stochastic thế nào cho hiệu quả nhất
Nên Sử dụng đường Stochastic thế nào cho hiệu quả nhất

Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu cho các nhà đầu tư cách sử dụng Stochastic Oscillator sao cho hiệu quả. Các nhà đầu tư quan tâm tới chỉ báo Stochastic Oscillator phân kỳ có thể liên hệ đặt mua phần mềm chứng khoán của chúng tôi.

Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Youtube chứng khoán, Code Amibroker……Hãy truy cập website: nududo.com hoặc số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết. 

3 những suy nghĩ trên “[4 Tips] Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì? Cách sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả nhất?
  1. Pingback: Đường MA là gì? Cách sử dụng đường trung bình động SMA hiệu quả

  2. Pingback: Fibonacci là gì? Ứng dụng của nó trong phân tích kỹ thuật

  3. Pingback: Top 3 Code tín hiệu mua bán trong Amibroker hay được sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *