Để đánh giá một cổ phiếu tốt nhà đầu tư cần phải đánh giá rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố cơ bản được nhà đầu tư chú ý nhất là chỉ số EPS (tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu). Phương pháp CANSLIM của William O’Neil rất coi trọng về EPS, O’Neil xếp hạng EPS để tìm ra được cổ phiếu tốt nhất thị trường.
I. Giới thiệu chỉ số EPS
1. Chỉ số EPS là gì trong chứng khoán?
Chỉ số EPS có tên đầy đủ tiếng Anh là Earning Per Share, là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường. Chỉ số EPS là một trong các chỉ số được nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty cũng như đánh giá về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng mà công ty kiếm được trong một kỳ báo cáo (quý hoặc năm) với tổng số cổ phiếu hiện đang được lưu hành của công ty trong cùng kỳ. Vì số cổ phiếu đang lưu hành có thể dao động, nên khi tính toán, việc sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.
2. Ý nghĩa của chỉ số EPS
Chỉ số EPS được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của một một công ty. EPS có ý nghĩa:
- EPS có thể phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của một công ty, từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá và dễ dàng lựa chọn nên đầu tư vào công ty hay không.
- EPS là công cụ để so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc ngành trong cùng một lĩnh vực.
- EPS được sử dụng để tính các chỉ số tài chính khác như ROE và P/E.
3. Công thức tính chỉ số EPS
Chỉ số EPS được chia làm 2 loại, bao gồm EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS), có công thức tính khác nhau:
Ví dụ, lợi nhuận sau thuế công ty X năm 2021 là 531 tỷ đồng. Số lượng của cổ phiếu lưu hành trong kỳ của công ty X là 50,7 triệu cổ phiếu. EPS sẽ là 10.473 đồng. Một tháng sau công ty phát hành thêm 53 triệu cổ phiếu, khi đó, EPS pha loãng còn khoảng 5.120 đồng.
Nếu nhà đầu tư chỉ tính theo chỉ số EPS cơ bản, bỏ qua việc dự đoán EPS pha loãng trong tương lai có thể dẫn đến những quyết định chưa chính xác. Vậy nên, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty luôn cần đến hai chỉ số là EPS cơ bản và EPS pha loãng. Nhà đầu tư có thể tìm thấy chỉ số EPS của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp.
4. Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Trong cuốn sách “Làm giàu từ chứng khoán” thì O’Neil đánh giá cao các doanh nghiệp có EPS càng cao càng tốt. Theo đánh giá của chúng tôi những doanh nghiệp có EPS như sau:
- Nếu EPS >= 3.000 đồng/1 cổ phiếu là cổ phiếu tốt, thường là những doanh nghiệp tăng trưởng.
- Nếu EPS 1.000 – 3.000 đồng/1 cổ phiếu là doanh nghiệp ở mức trung bình.
- Nếu EPS < 1.000 đồng/1 cổ phiếu thường là doanh nghiệp yếu, kém.
Ngoài ra nhà đầu tư có thể xét thêm chỉ số ROE để đánh giá cổ phiếu tốt:
- Nếu ROE > 17% là cổ phiếu tốt, thường là những doanh nghiệp tăng trưởng.
- Nếu ROE 10 – 17% là doanh nghiệp ở mức trung bình.
- Nếu ROE <10% thường là doanh nghiệp yếu, kém.
Để tra cứu hoặc lọc được công ty có EPS theo ý muốn hoặc cao nhất thị trường, nhà đầu tư có thể tra cứu trên Robot chứng khoán Dstock (ở chuyên mục định giá cổ phiếu).
5. Hạn chế của chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS có nhiều ưu điểm nhưng xét về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh thì EPS cũng có một vài hạn chế:
- Đây không phải là “công cụ” duy nhất để định giá, đánh giá hiệu quả kinh doanh. Vì rất nhiều công ty có mức EPS âm và P/E khi đó sẽ không có ý nghĩa trong trường hợp mẫu số âm. Do đó, trên Dstock chúng tôi định giá cổ phiếu theo P/E sẽ loại bỏ với trường hợp EPS bị âm.
- Nhà đầu tư có thể gặp phải một vài rủi ro khó lường khi doanh nghiệp liên tục chia tách cổ phiếu, ESOP, chia cổ tức bằng cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi khiến EPS sẽ bị pha loãng, do lượng cổ phiếu lưu hành được tăng lên.
- Dữ liệu tài chính của doanh nghiệp cũng rất dễ bị làm giả, doanh nghiệp có thể cố tình tạo ra lợi nhuận ảo để làm đẹp báo cáo tài chính rồi từ đó thu hút nhà đầu tư.
II. Xếp hạng EPS rating để tìm cổ phiếu tốt theo Canslim
1. Xếp hạng EPS rating là gì?
Xếp hạng EPS (EPS rating) được xây dựng dựa trên việc đánh giá tăng trưởng thu nhập tổng hợp của doanh nghiệp gồm tăng trưởng EPS quý gần nhất, tăng trưởng EPS quý gần nhì và tăng trưởng bình quân 3 năm gần nhất.
Dựa trên ba tiêu chí này, các doanh nghiệp sẽ được xếp hạng từ 1 (kém nhất) đến 99 (tốt nhất). Một cổ phiếu có EPS rating từ 95 điểm trở lên có nghĩa rằng chúng nằm trong top 5% cổ phiếu có tăng trưởng thu nhập tốt nhất thị trường.
O’Neil đã xây dựng EPS rating để đánh giá thu nhập tổng hợp của doanh nghiệp, EPS rating và SMR rating được O’Neil xây dựng mới mục đính tìm ra hai tiêu chí C và A trong phương pháp Canslim.
2. EPS Rating bao nhiêu là tốt?
Bảng xếp hạng EPS Rating của O’Neil dựa trên bảng xếp hạng của IBD rating. Trong hướng dẫn của IBD thì lựa chọn EPS rating tốt nhất:
- EPS rating > 80
- Các cổ phiếu tốt nhất thường sẽ xếp hạng 98 hoặc 99 tại thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh.
Những lưu ý EPS rating:
- Tăng trưởng EPS mạnh phải đi kèm tăng trưởng doanh số mạnh (Sử dụng SMR rating để đánh giá)
- Chỉ số EPS sẽ không thay đổi theo giới gian thực mà chỉ thay đổi xếp hạng sau mỗi quý báo cáo
- EPS thấp có thể làm giảm tỉ lệ chiến thắng của cổ phiếu trong một thị trường cần yếu tố chọn lọc cổ phiếu
- Các cổ phiếu IPO hoặc đang nằm ở UPCOM có thể không có dữ liệu tăng trưởng từng quý, đặc biệt sàn Upcom chỉ cần cung cấp báo cáo kiểm toán năm, không yêu cầu nộp báo cáo quý, do đó các chỉ số tăng trưởng theo quý sẽ không có. Chúng tôi thường sẽ không có xếp hạng EPS cho các cổ phiếu sàn Upcom.
3. Tra cứu EPS rating ở đâu?
Hiện nay nhà đầu tư có thể tra cứu xếp hạng EPS trên phần mềm robot chứng khoán Dstock tại đây chúng tôi xây dựng dựa trên bảng xếp hạng IBD rating mà O’Neil nhắc đến trong cuốn sách “Làm giàu từ chứng khoán”.
III. Xếp hạng SMR rating để đánh giá chất lượng EPS theo Canslim
1. Xếp hạng SMR rating là gì?
Xếp hạng SMR (SMR rating) là chỉ số đánh giá chất lượng EPS của doanh nghiệp dựa trên việc đánh giá kết hợp 3 yếu tố: tăng trưởng doanh số, tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp sẽ được xếp hạng từ E (tệ nhất) đến A (tốt nhất).
Lưu ý: Yếu tố tỷ suất lợi nhuận sẽ có Tỷ suất lợi nhuận trước thuế, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế, do đó khi xếp hạng SMR Rating thực tế sẽ có 4 yếu tố. Nhà đầu tư có thể tham khảo trong bài viết của IBD SMR Rating.
Thang điểm của xếp hạng SMR rating:
- Hạng A = Top 20% (vượt trội hơn 80% so với các cổ phiếu khác)
- Hạng B = 20% tiếp theo (vượt trội hơn 60% – 80% cổ phiếu khác)
- Hạng C = 20% tiếp theo (vượt trội hơn 40% – 60% các cổ phiếu khác)
- Hạng D = 20% tiếp theo (vượt trội hơn 20% – 40% so với các cổ phiếu khác)
- Hạng E = Dưới 20% (nằm trong top 20% cổ phiếu tệ nhất)
Một cổ phiếu có xếp hạng SMR ở mức A có nghĩa là công ty nằm trong top 20% cổ phiếu có chất lượng tăng trưởng thu nhập dựa trên các yếu tố chính tốt nhất thị trường.
Ngoài ra chúng tôi cũng xây dựng thêm hạng A+, A-, B+, B-, C+, C-, D+, D-, E+, E-. Để đánh giá chính xác và giúp nhà đầu tư lọc ra được cổ phiếu tốt nhất thị trường. Ví dụ hạng A+ sẽ cao hơn Hạng A, hạng A+ là top 10% cổ phiếu có tăng trưởng doanh số, tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chiếm top 10% cổ phiếu tốt nhất thị trường.
Xếp hạng SMR được chúng tôi đánh giá như sau:
Hạng A:
- Trường hợp A+: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng>=90% và Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế >=90% và Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất >=90% và Xếp hạng ROE >=90%
- Trường hợp điểm A-: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng<80% hoặc Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế <80% hoặc Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất <80% hoặc Xếp hạng ROE <80%
- Trường hợp còn lại xếp hạng A.
Hạng B:
- Trường hợp B+: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng>=70% và Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế >=70% và Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất >=70% và Xếp hạng ROE >=70%
- Trường hợp điểm B-: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng<60% hoặc Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế <60% hoặc Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất <60% hoặc Xếp hạng ROE <60%
- Trường hợp còn lại xếp hạng B.
Hạng C:
- Trường hợp C+: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng>=50% và Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế >=50% và Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất >=50% và Xếp hạng ROE >=50%
- Trường hợp điểm C-: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng<40% hoặc Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế <40% hoặc Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất <40% hoặc Xếp hạng ROE <40%
- Trường hợp còn lại xếp hạng C.
Hạng D:
- Trường hợp D+: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng>=30% và Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế >=30% và Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất >=30% và Xếp hạng ROE >=30%
- Trường hợp điểm D-: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng<20% hoặc Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế <20% hoặc Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất <20% hoặc Xếp hạng ROE <20%
- Trường hợp còn lại xếp hạng D.
Hạng E:
- Trường hợp E+: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng>=10% và Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế >=10% và Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất >=10% và Xếp hạng ROE >=10%
- Trường hợp E-: Xếp hạng Biên lợi nhuận ròng<=5% hoặc Xếp hạng Biên lợi nhuận trước thuế <=5% hoặc Xếp hạng Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất <=5% hoặc Xếp hạng ROE <=5%
- Trường hợp còn lại xếp hạng E.
Ví dụ cổ phiếu hạng A+ là nhóm cổ phiếu có xếp hạng các chỉ số nằm trong top 10% cổ phiếu tốt nhất thị trường hay còn gọi là mạnh hơn 90% cổ phiếu khác trên thị trường.
2. SMR rating bao nhiêu là tốt?
Theo hướng dẫn của IBD thì lựa chọn SMR rating đạt xếp hạng ở mức A. Vì hầu hết cổ phiếu tăng mạnh nhất sẽ có xếp hạng SMR Rating là A. Các nhà đầu tư nên tìm kiếm các công ty có mức tăng trưởng doanh thu bình quân 3 năm và trong bốn quý gần nhất đạt ít nhất 25%.
Các nhà đầu tư tăng trưởng đôi khi tập trung vào tăng trưởng thu nhập và bỏ qua tăng trưởng doanh số. Một CFO sắc nét có thể thao túng thu nhập trong một hoặc hai phần tư hoặc một công ty có thể tăng thu nhập bằng cách cắt giảm chi phí. Nhưng các biện pháp này chỉ hoạt động trong một thời gian.
Tăng trưởng doanh số thực chỉ xảy ra khi công ty bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Và đó là những gì một nhà đầu tư cần tìm.
Công ty nên có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ít nhất 17%. ROE là thước đo mức độ quản lý sử dụng vốn và tài sản của mình để hình thành nên lợi nhuận.
3. Tra cứu SMR rating ở đâu?
Hiện nay nhà đầu tư có thể tra cứu xếp hạng SMR trên Dstock. Lưu ý chúng tôi xây dựng theo IBD Rating, do vậy khi xếp hạng SMR chúng tôi sẽ có 4 tiêu chí (Về bản chất thì vẫn chỉ có 3 như chúng tôi đã chia sẻ ở trên).
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về chỉ số EPS là gì? Xếp hạng EPS rating, Xếp hạng SMR rating để tìm cổ phiếu theo Canslim. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với nhà đầu tư, nếu thấy hay thì hãy chia sẻ cho chúng tôi.
Nhà đầu tư quan tâm tới dịch vụ chứng khoán khác của chúng tôi như dữ liệu Forex cho Amibroker, phần mềm chứng khoán, robot chứng khoán, dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Code Amibroker, Youtube chứng khoán,… hãy truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.
Pingback: [6 Tips] Phương pháp CANSLIM là gì? Bộ lọc CANSLIM
Pingback: [5 Tips] Phương pháp SEPA và Tác giả MARK MINERVINI là ai
Pingback: 11 Tips Chỉ số P/E là gì? P/E bao nhiêu là tốt? định giá P/E