Chứng quyền là gì? Cách tham gia chứng quyền có đảm bảo?

Chứng quyền có đảm bảo là một hình thức đầu tư tài chính trong thị trường chứng khoán. Khi một công ty phát hành cổ phiếu mới, họ có thể cùng lúc phát hành một số chứng quyền đi kèm. Chứng quyền là một loại giấy chứng nhận cho phép chủ sở hữu mua cổ phiếu gốc với giá ưu đãi vào một thời điểm sau này.

Điểm mấu chốt của chứng quyền có đảm bảo là sự bảo đảm từ công ty phát hành. Điều này có nghĩa là nếu chủ sở hữu chứng quyền không sử dụng chúng để mua cổ phiếu gốc vào thời điểm quy định, công ty vẫn phải trả lại số tiền ban đầu của chứng quyền. Trong bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ về chứng quyền là gì, cách tham gia đầu tư chứng quyền?.

Videos Chứng quyền có đảm bảo là gì? cách tham gia chứng quyền?

1. Chứng quyền là gì trong chứng khoán?

Theo Luật Chứng khoán Việt Nam thì “Chứng quyền” là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.

CW là gì trong đầu tư chứng khoán?
CW là gì trong đầu tư chứng khoán?

2. Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 của Chính phủ sửa đổi thì:

Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước.

Tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Chứng quyền có bảo đảm (Convered Warrant – CW) là một loại chứng khoán được phát hành bởi tổ chức tài chính, cung cấp cho người mua quyền mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể trong tương lai tại mức giá đã xác định trước.

Thông tin cơ bản của một Chứng quyền có bảo đảm
Thông tin cơ bản của một Chứng quyền có bảo đảm

3. Phân loại chứng quyền có đảm bảo?

Có hai loại chứng quyền có bảo đảm: chứng quyền mua và chứng quyền bán.

  • Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
  • Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

4. Ví dụ về chứng quyền có đảm bảo?

Nhà đầu tư mua 1.000 chứng quyền mua của cổ phiếu VNM với các thông tin sau:

Tỷ lệ chuyển đổi 5:1
Giá thực hiện 150.000 đồng
Giá VNM hiện tại 145.000 đồng
Thời hạn chứng quyền 6 tháng
Giá một chứng quyền 1.000 đồng

Như vậy tổng số tiền đầu tư vào chứng quyền = 1.000 chứng quyền x 1.000 đồng = 1.000.000 đồng

  • Sau 03 tháng:
Giả sử, giá VNM trên thị trường là 155.000 đồng, giá một chứng quyền mua trên thị trường là 1.500 đồng. Nhà đầu tư có thể chốt lời bằng việc bán lại chứng quyền ngay thời điểm này trên Sở giao dịch chứng khoán. Mức lời của nhà đầu tư = 1.000 x (1.500đồng – 1.000 đồng) = 500.000 đồng
  • Vào ngày đáo hạn:
Giả sử nhà đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và giá thanh toán đối với cổ phiếu VNM được tính toán và công bố là 165.000 đồng. Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền là: 1.000/5 x (165.000 đồng – 150.000 đồng) = 3.000.000 đồng
Mức lời của nhà đầu tư = 3.000.000 đồng – 1.000.000 đồng (tổng số tiền bỏ ra để sở hữu chứng quyền) = 2.000.000 đồng
Tuy nhiên, nếu giá thanh toán đối với cổ phiếu VNM được tính toán và công bố nhỏ hơn hoặc bằng 150.000 đồng (giá thực hiện) -> Chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện ≤ 0 đồng. Chứng quyền sẽ không được thực hiện và nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ mất số tiền đầu tư vào chứng quyền là 1.000.000 đồng.

5. Đặc điểm của chứng quyền có đảm bảo?

Tính đòn bẩy: giá của chứng quyền thường nhỏ hơn nhiều lần so với giá của chứng khoán cơ sở, tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi gần như tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở.

Vì vậy, tỷ lệ thay đổi giá của chứng quyền sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Do đó, CW có thể làm gia tăng suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động đúng với dự báo của nhà đầu tư.

Ví dụ: Với nguồn vốn là 10 triệu đồng, nhà đầu tư nhận định giá cổ phiếu ABC tăng trong tương lai, nhà đầu tư có thể mua:

  • 1.000 cổ phiếu ABC (giá 10.000đ/cổ phiếu) hoặc;
  • 5.000 chứng quyền mua (Chứng khoán cơ sở: cổ phiếu ABC, giá chứng quyền: 2.000đ/chứng quyền, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000đ)
Giá chứng quyền có đảm bảo rất thấp như một cổ phiếu penney
Giá chứng quyền có đảm bảo rất thấp như một cổ phiếu penney

Khi giá cổ phiếu ABC tăng lên 14.000 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận của nhà đầu tư đối với các Phương án:

  • Mua Cổ phiếu ABC là: (14.000 đồng – 10.000 đồng) x 1.000 CP = 4.000.000 đồng tỷ suất sinh lời 40%
  • Mua chứng quyền là: (14.000 đồng – 10.000 đồng – 2.000 đồng) x 5.000 chứng quyền = 10.000.000 đồng à tỷ suất sinh lời lời 100%

Mức tỷ suất sinh lời 100% của chứng quyền chính là nhờ tác động của đòn bẩy.

Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nhà đầu tư không thể nhận định chính xác về sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể đầu tư vào chứng quyền như một phương án thay thế.

Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư trong trường hợp này chỉ là khoản phí (giá) của chứng quyền mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu chứng quyền.

Ví dụ: Nhà đầu tư muốn mua 1.000 cổ phiếu ABC, nhà đầu tư có thể thực hiện các phương án sau:

  • Phương án 1: Mua 1.000 cổ phiếu ABC (giá 10.000đ/cổ phiếu) =>  tổng chi phí: 10.000.000 đồng
  • Phương án 2: Mua 1.000 chứng quyền mua, nắm giữ đến ngày đáo hạn để thực hiện quyền Chứng khoán cơ sở: ABC, giá chứng quyền: 2.000đ/chứng quyền, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000 đồng) => tổng chi phí: 2.000.000 đồng

06 tháng sau:

Giả sử giá của cổ phiếu ABC giảm xuống dưới 10.000 đồng, khi đó khoản lỗ của nhà đầu tư đối với các Phương án như sau:

Giá cổ phiếu ABC Khoản lỗ
Mua 1.000 cổ phiếu ABC Mua 1.000 chứng quyền mua
9.000 đồng 1.000.000 đồng 2.000.000 đồng
8.000 đồng 2.000.000 đồng 2.000.000 đồng
7.000 đồng 3.000.000 đồng 2.000.000 đồng
6.000 đồng 4.000.000 đồng 2.000.000 đồng

Như vậy, có thể thấy khi đầu tư chứng quyền, khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư luôn được cố định ở mức 2 triệu đồng cho dù giá của cổ phiếu ABC có giảm đến bất cứ mức giá nào. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư lựa chọn Phương án mua cổ phiếu, mức thiệt hại của nhà đầu tư có thể lên đến 4 triệu đồng.

Vốn đầu tư thấp: giá giao dịch của mỗi chứng quyền thông thường là khá thấp. Vì vậy, khi tham gia nhà đầu tư chỉ bỏ ra số tiền khá nhỏ.

Không phải ký quỹ khi tham gia giao dịch: không giống như quyền chọn trong chứng khoán phái sinh, khi tham gia giao dịch chứng quyền nhà đầu tư không phải ký quỹ bất kỳ khoản tiền nào dù là chứng quyền mua hay bán.

Được giao dịch và thanh toán dễ dàng: chứng quyền được giao dịch và thanh toán tương tự như cổ phiếu

6. Phân biệt giữa chứng quyền và quyền chọn?

Nội dung Chứng quyền (CW) Quyền chọn (Option)
Thị trường giao dịch Cash Market (giống cổ phiếu) Phái sinh
Thiết kế sản phẩm, điều khoản Công ty chứng khoán Sở Giao dịch Chứng khoán phái sinh
Yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ Không Có (người giữ vị thế bán)
Chuyển giao tài sản Giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư Giữa các nhà đầu tư

7. Phân biệt giữa CW so với chứng quyền công ty

Giống như quyền chọn, Chứng quyền công ty cũng có nhiều đặc điểm giống với chứng quyền có bảo đảm, chứng quyền công ty cho phép người sở hữu có quyền được mua cổ phiếu phát hành thêm bởi công ty phát hành chứng quyền, với mức giá và tại thời điểm được xác định trước

Thông thường chứng quyền công ty được phát hành đi kèm với việc phát hành trái phiếu công ty (corporate bond) và có những điểm khác biệt với chứng quyền:

Nội dung Chứng quyền (chứng quyền) Chứng quyền công ty
Tổ chức phát hành Bên thứ ba (công ty chứng khoán) Công ty phát hành cổ phiếu
Mục đích phát hành – Cung cấp công cụ đầu tư và phòng ngừa rủi ro
– Tăng doanh thu từ việc bán chứng quyền
Huy động vốn
Chứng khoán cơ sở Đa dạng (cổ phiếu, chỉ số, ETF,…) Cổ phiếu của chính công ty phát
hành chứng quyền
Phạm vi quyền Quyền mua hoặc bán chứng khoán
cơ sở
Quyền mua cổ phiếu mới phát
hành thêm
Sau khi thực hiện
quyền
Tổng số cổ phiếu đang lưu hành
không đổi
Tổng số cổ phiếu đang lưu hành
tăng

8. Nhà đầu tư nắm giữ Cổ phiếu khác với nắm giữ chứng quyền như thế nào?

Bảng so sánh sự khác nhau giữa cổ phiếu và chứng quyền:
Cổ phiếu Chứng quyền (CW)
Cổ đông sẽ có các quyền như:

  • Quyền biểu quyết,
  • Quyền nhận cổ tức,
  • Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm,
  • Quyền nhận cổ phiếu thưởng đối với công ty phát hành cổ phiếu cơ sở,….
Không có các quyền
Không có thời hạn, Nhà đầu tư có thể nắm giữ dài hạn Luôn có thời hạn

9. Thông tin cơ bản của một chứng quyền?

Thông tin Ý nghĩa
Chứng khoán cơ sở Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong giai đoạn đầu triển khai chứng quyền tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở.
Giá chứng quyền Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền.
Giá thực hiện Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn.
Tỷ lệ chuyển đổi Cho biết số chứng quyền mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa là cần sở hữu 10 chứng quyền để mua một chứng khoán cơ sở
Thời hạn chứng quyền Là thời gian lưu hành của chứng quyền, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng.
Ngày giao dịch cuối cùng Là ngày giao dịch trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch. Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.
Ngày đáo hạn Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền.
Kiểu thực hiện quyền Gồm 2 kiểu thực hiện quyền: kiểu Châu Âu và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn đầu triển khai chứng quyền tại Việt Nam, chứng quyền chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu; Theo đó, người sở hữu chứng quyền chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn
Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền Bằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu chứng quyền sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.

Ví dụ cơ bản về thông tin mã chứng quyền có đảm bảo, ở đây chúng tôi lấy ví dụ mã chứng quyền CFPT2303:

CK cơ sở: FPT
Tổ chức phát hành CKCS: CTCP FPT (HOSE: FPT)
Tổ chức phát hành CW: Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS)
Loại chứng quyền: Mua
Kiểu thực hiện: Châu Âu
Phương thức thực hiện quyền: Thanh Toán Tiền
Thời hạn: 9 tháng
Ngày phát hành: 09/02/2023
Ngày niêm yết: 09/03/2023
Ngày giao dịch đầu tiên: 13/03/2023
Ngày giao dịch cuối cùng: 07/11/2023
Ngày đáo hạn: 09/11/2023
Tỷ lệ chuyển đổi: 10 : 1
TLCĐ điều chỉnh: 8.5977 : 1
Giá phát hành: 1,510
Giá thực hiện: 86,000
Giá TH điều chỉnh: 73,940
Khối lượng Niêm yết: 8,000,000
Khối lượng lưu hành: 8,000,000
Tài liệu: Bản cáo bạch phát hành

10. Xem bảng giá chứng quyền có đảm bảo ở đâu?

Trên bảng giá của các công ty chứng khoán sẽ có một mục mang tên “Chứng quyền”, Nhà đầu tư có thể trực tiếp xem giá chứng quyền tại đây.

Chứng quyền đang giao dịch trên thị trường chứng khoán
Chứng quyền đang giao dịch trên thị trường chứng khoán

11. Cách đọc mã chứng quyền có bảo đảm

Ví dụ đối với mã chứng quyền có bảo đảm CACB2208:

Kí hiệu Giải thích
C Call là chứng quyền mua
ACB Mã chứng khoán cơ sở
22 Năm phát hành
08 Số lần phát hành chứng quyền của cùng một chứng khoán cơ sở trong cùng một năm

Như vậy CACB2208 có nghĩa là Chứng quyền mua có bảo đảm của cổ phiếu ACB được phát hành vào năm 2022, đợt thứ 8. Mỗi khi phát hành chứng quyền, công ty chứng khoán sẽ phải công bố thông tin đầy đủ về loại chứng quyền đó qua Bản cáo bạch. Từ thông tin về doanh nghiệp, kết quả kinh doanh, rủi ro triển vọng,…

Nhà đầu tư có thể tham khảo thông số của CACB2208 như bảng dưới đây:

CK cơ sở: ACB
Tổ chức phát hành CKCS: Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB)
Tổ chức phát hành CW: CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HCM)
Loại chứng quyền: Mua
Kiểu thực hiện: Châu Âu
Phương thức thực hiện quyền: Thanh Toán Tiền
Thời hạn: 9 tháng
Ngày phát hành: 01/12/2022
Ngày niêm yết: 13/01/2023
Ngày giao dịch đầu tiên: 17/01/2023
Ngày giao dịch cuối cùng: 01/09/2023
Ngày đáo hạn: 05/09/2023
Tỷ lệ chuyển đổi: 4 : 1
TLCĐ điều chỉnh: 3.3386 : 1
Giá phát hành: 1,400
Giá thực hiện: 21,500
Giá TH điều chỉnh: 17,945
Khối lượng Niêm yết: 10,000,000
Khối lượng lưu hành: 10,000,000
Tài liệu: Bản cáo bạch phát hành

12. Cách mua chứng quyền như thế nào?

Để mua được chứng quyền Nhà đầu tư cần mở tài khoản chứng khoán, đặc biệt khi Nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương.

Nhà đầu tư sử dụng hoàn toàn miễn phí, phần mềm giúp báo mua/bán cổ phiếu, chứng quyền, phái sinh chính xác cao. Phần mềm Dstock có cả trên IOS hoặc ANDROID.

Sau khi mở tài khoản chứng khoán Nhà đầu tư vào phần mua/bán của các công ty chứng khoán và thực hiện mua/bán là xong.

Đặt lệnh mua bán chứng quyền có đảm bảo trên VPS Smartone
Đặt lệnh mua/bán chứng quyền có đảm bảo trên VPS Smartone

12. Cách hoạt động của chứng quyền có bảo đảm

Về bản chất Nhà đầu tư có thể hiểu đơn giản rằng chứng quyền cung cấp cho Nhà đầu tư quyền hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu.

Nếu Nhà đầu tư dự đoán rằng giá cổ phiếu tăng, thay vì bỏ tiền để mua và sở hữu toàn bộ cổ phiếu, chứng quyền cung cấp cho bạn quyền hưởng chênh lệch giá của cổ phiếu mà không phải bỏ ra số tiền quá lớn để sở hữu cả cố phiếu đó.

Ví dụ về cổ phiếu CSBT2007 có tỷ lệ chuyển đổi 1.937:1

Loại chứng khoán Giá sàn Giá tham chiếu Giá trần Mức biến động tương ứng
SBT 22.15 (-1.65) 23.8 25.45 (+1.65) 7%
CSBT2007 4.01 (-0.85) 4.86 5.71 (+0.85) 17.5%

Biên độ biến động của chứng quyền = Biến động của chứng khoán cơ sở/Tỷ lệ chuyển đổi = 1.65/1.937 = 0.85

Như vậy chỉ sở hữu 1.937 chứng quyền tương đương với 9,410 VNĐ, Nhà đầu tư sẽ đạt được mức chênh lệch giá tương đương với sở hữu 1 cổ phiếu SBT có giá 23,800 VNĐ tương đương với mức đòn bẩy 2.5 lần.

Đương nhiên nếu sở hữu chứng quyền thay vì cổ phiếu, Nhà đầu tư sẽ hoàn toàn không được hưởng những quyền lợi của cổ đông như:

  • Nhận cổ tức
  • Tham dự Đại hội cổ đông
  • Quyền bỏ phiếu,..

13. Cách ghi nhận lời/lỗ của chứng quyền có bảo đảm

Nếu đang sở hữu chứng quyền và có lãi, Nhà đầu tư có thể chốt lời qua 2 cách:

  • Bán trực tiếp trên sàn chứng khoán
  • Để tới ngày đáo hạn

a. Bán chứng quyền có bảo đảm trực tiếp trên sàn chứng khoán

Trở lại với ví dụ về CHPG2016 có những thông tin như sau:

CK cơ sở: HPG
Tổ chức phát hành CKCS: CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG)
Tổ chức phát hành CW: CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HCM)
Loại chứng quyền: Mua
Kiểu thực hiện: Châu Âu
Phương thức thực hiện quyền: Thanh Toán Tiền
Thời hạn: 6 tháng
Ngày phát hành: 14/07/2020
Ngày niêm yết: 06/08/2020
Ngày giao dịch đầu tiên: 10/08/2020
Ngày giao dịch cuối cùng: 12/01/2021
Ngày đáo hạn: 14/01/2021
Tỷ lệ chuyển đổi: 1.64 : 1
Giá phát hành: 2,200
Giá thực hiện: 22,498
Khối lượng Niêm yết: 5,000,000
Khối lượng lưu hành: 5,000,000
Tài liệu: Bản cáo bạch phát hành

Lúc này, lãi lỗ trong quá trình nắm giữ chứng quyền của Nhà đầu tư sẽ được thể hiện qua biểu đồ sau:

Tính điểm hòa vốn chứng quyền có đảm bảo
Tính điểm hòa vốn chứng quyền có đảm bảo

Giá vốn = Giá thực hiện + Giá chứng quyền = 22,498 + 2,200 = 24,698 VNĐ

Giả sử Nhà đầu tư mua chứng quyền tại ngày phát hành là 2,200 VNĐ/chứng quyền, Nhà đầu tư sẽ có lãi khi giá HPG vượt 24,698 VNĐ/Cổ phiếu.

Ví dụ tại ngày 13/01 cổ phiếu HPG là 45,000 Đồng/Cổ phiếu chúng ta sẽ có bảng tính lãi phía dưới:

Chứng khoán cơ sở Chứng quyền có đảm bảo
Số tiền vốn ban đầu 26 triệu VNĐ 26 triệu VNĐ
Giá chứng khoán tại 14/07 26,000 đồng/cổ phiếu 2,200 đồng/chứng quyền
Giá chứng khoán tại 20/12 45,000 đồng/cổ phiếu 12,950 đồng/chứng quyền
Tiền lãi (45,000 – 26,000)x1000 = 19 triệu VNĐ (12,950 – 2,200)x11,800 = 126.8 triệu VNĐ

Lúc này giá CHPG2016 đang được giao dịch ở mức 12,950 Đồng/chứng quyền. Nhà đầu tư có thể bán luôn trên sàn như một cổ phiếu thông thường và thu về 126,8 triệu đồng (+588.6 %).

Trường hợp xấu nhất xảy ra khi tại ngày đáo hạn, giá thực hiện của chứng quyền lớn hơn giá của cổ phiếu. Lúc này giá của chứng quyền sẽ trở về 0 và Nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư.

b. Nắm giữ chứng quyền có bảo đảm tới ngày đáo hạn

Nhà đầu tư lưu ý rằng, ở thị trường Việt Nam Nhà đầu tư sẽ không được chuyển đổi từ chứng quyền thành cổ phiếu tại ngày đáo hạn. Công ty chứng khoán sẽ tự động tính khoảng chênh lệch và thanh toán tiền luôn cho Nhà đầu tư. Do đó, nếu để tới ngày đáo hạn với 11.800 nghìn chứng quyền – tỷ lệ chuyển đổi 2:1 Nhà đầu tư có thể thu được số tiền:

Lợi nhuận được thanh toán = ( ( 45,000 – 22,498)/2 – 2,200) x 11,800 = 106,801,800 triệu đồng.

Có thể thấy, Nhà đầu tư sẽ thu được một khoản chênh lệch đáng kể nếu bán được chứng quyền giá cao trên thị trường, hơn là để chúng tới ngày đáo hạn. Tuy nhiên việc này không hề dễ dàng khi biến động giá của chứng quyền là rất lớn.

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể bị bán hớ và tỷ suất lợi nhuận nếu để tới ngày đáo hạn sẽ lớn hơn so với bán trực tiếp trên sàn.

Nhà đầu tư có thể thấy rằng mặc dù giá của chứng quyền có thể biến động vài chục phần trăm một phiên… Tuy nhiên sau cùng thì chúng cũng phải xoay xung quanh một vùng giá trị thực (lợi nhuận để tới ngày đáo hạn) của chứng quyền (CW).

Có rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán nghĩ đơn giản rằng chỉ cần giá cổ phiếu tăng (tài sản cơ sở) thì giá chứng quyền cũng sẽ tăng!

Nhà đầu tư tìm hiểu về chứng quyền có đảm bảo (Convered Warrant)
Nhà đầu tư tìm hiểu về chứng quyền có đảm bảo (Convered Warrant)

Điều này không hoàn toàn đúng, Nhà đầu tư cần cực kỳ chú ý tới giá thực hiện và ngày đáo hạn của CW, bởi giá trị thực của chúng sẽ sẽ mất dần theo thời gian. Nếu tới ngày đáo hạn, Nhà đầu tư chuyển đổi chứng quyền thành cổ phiếu bị lỗ (giá thực hiện cao hơn thị giá hiện tại) thì giá trị chứng quyền sẽ về 0.

Lấy ví dụ, nếu giá cổ phiếu của HPG tại ngày 13/01 không phải 45,000 Đồng/cổ phiếu mà là 20,000 Đồng/Cổ phiếu. Giá của chứng quyền khoảng 500 Đồng. Kết phiên hôm đó, giá HPG tăng lên mức 21,000 Đồng/Cổ phiếu, tuy nhiên giá chứng quyền có thể giảm xuống 100 đồng/chứng quyền bởi vì CHPG2016 có giá thực hiện là 22,498 Đồng/cổ phiếu…

Chỉ còn 1 ngày nữa là 14/01 sẽ tới ngày đáo hạn, Nhà đầu tư chắc chắn sẽ không muốn thực hiện quyền mua HPG giá 22,498 Đồng/cổ phiếu, điều đó cũng có nghĩa là CW có giá trị bằng 0.

CW là một loại chứng khoán được rất nhiều công ty chứng khoán khác nhau phát hành, có thể cùng một cổ phiếu HPG nhưng CW khác nhau về thời gian đáo hạn, giá thực hiện, tỷ lệ chuyển đổi,… Do đó sẽ cực kỳ tuyệt vời nếu Nhà đầu tư định giá được từng loại CW và tìm được CW có giá trị nhất.

14. Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền có tác dụng gì?

Tỷ lệ chuyển đổi cho biết số lượng chứng quyền Nhà đầu tư cần sở hữu để đổi thành một chứng khoán cơ sở. Nếu Nhà đầu tư cầm số lượng CW lớn thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ ảnh hưởng tới số lượng cổ phiếu được chuyển đổi thành.

Ví dụ CWSBT2007 là 1.937:1 tức là Nhà đầu tư cần sở hữu 1.937 CW để đổi lấy 1 cổ phiếu SBT tại ngày đáo hạn vào tháng 4/2021. Tuy nhiên CW ở Việt Nam không cho phép Nhà đầu tư chuyển đổi thành cổ phiếu tại kỳ đáo hạn mà công ty chứng khoán sẽ thanh toán luôn số tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở.

Tỷ lệ chuyển đổi trong chứng quyền có đảm bảo rất quan trọng
Tỷ lệ chuyển đổi trong chứng quyền có đảm bảo rất quan trọng

Do đó, tỷ lệ chuyển đổi ở đây về bản chất trong trường hợp này không có ý nghĩa gì cả. Nhà đầu tư bỏ ra cùng 1 số tiền mua CW có tỷ lệ chuyển đổi 5:1 hoặc 1:1 thì đều nhận về số tiền như nhau và không được chuyển đổi thành cổ phiếu.

15. Khi nào nên mua chứng quyền có đảm bảo?

Do hiện tại các Công ty chứng khoán mới chỉ phát hành các loại CW có thời gian hạn tương đối thấp (dưới 9 tháng) so với thế giới (khoảng dưới 24 tháng) và giá thực hiện quá cao dẫn tới việc kiếm lời từ CW là rất khó.

Giá chứng quyền Ngày đáo hạn Giá chứng khoán cơ sở Giá thực hiện Điểm hòa vốn
CSBT2007 4.85 27/04 23.75 15.5 24.9
CSBT2101 2.15 22/09 23.75 24.6 35.4

Tử bảng ví dụ của chứng quyền SBT, giả sử nếu Nhà đầu tư định giá rằng cổ phiếu mức giá trị của khoảng 28,000 – 30,000 đồng/cổ phiếu thì việc mua CSBT2101 có điểm hòa vốn 35,400 Đồng/Cổ phiếu là không khả thi. Bởi xác suất để cổ phiếu có thị giá vượt định giá của Nhà đầu tư trong vòng 9 tháng là rất thấp.

Tuy nhiên liệu mua CSBT2007 có hợp lý khi chỉ khoảng 3 tháng nữa là chứng khoán sẽ hết hạn? 3 tháng liệu có đủ để giá cổ phiếu vượt điểm hòa vốn 24,900 Đồng/Cổ phiếu hay vùng định giá 28,000 Đồng/Cổ phiếu. Điều này sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố sau:

  • Xu hướng thị trường

Các cổ phiếu được lựa chọn phát hành chứng quyền đều được chọn trong VN30 nên xu hướng thị trường là điều cực kỳ quan trọng bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn thường biến động theo thị trường. Nếu VnIndex đang có xu hướng tăng thì đây có thể là thời cơ tốt để mua chứng quyền.

  • Các thông tin tích cực trong ngắn hạn

Chắc chắn rồi, những thông tin tích cực trong ngắn hạn sẽ tác động tốt tới tâm lý nhà đầu tư và đây cũng sẽ giúp giá cổ phiếu có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Ví dụ như: Kết quả kinh doanh tốt đột biến, trả cổ tức cao hơn mọi năm.

Nhà đầu tư cần tìm hiểu trước khi đầu tư chứng quyền có đảm bảo
Nhà đầu tư cần tìm hiểu trước khi đầu tư chứng quyền có đảm bảo

Theo kinh nghiệm thì Nhà đầu tư chỉ nên mua chứng quyền khi:

  • Định giá cổ phiếu hấp dẫn so với giá thực hiện.
  • Giá hòa vốn và giá chứng khoán cơ sở chênh nhau dưới 10%.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về chứng quyền là gì?, cách tham gia chứng quyền có đảm bảo?, hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích nhất cho Nhà đầu tư. Hãy chia sẻ bài viết cho chúng tôi.

Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Khóa học chứng khoán, Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Dữ liệu Forex cho Amibroker, Youtube chứng khoán,…. Hãy truy cập website: nududo.com hoặc liên hệ trực tiếp số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *