Gian lận báo cáo tài chính là gì? và cách phát hiện gian lận báo cáo tài chính?

Gian lận báo cáo tài chính là hành vi không đạo đức và bất hợp pháp trong việc biến tấu, vô hiệu hóa hoặc che giấu thông tin tài chính trong báo cáo tài chính của một tổ chức hoặc công ty. Điều này thường được thực hiện nhằm mục đích đánh lừa cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan khác về tình hình tài chính thực tế của công ty.

Gian lận báo cáo tài chính có thể bao gồm việc thổi phồng doanh thu, giảm thiểu lợi nhuận, giấu nợ, tạo ra các ghi chú tài chính gian lận, hoặc thay đổi các thông tin tài chính để tạo ra hình ảnh sai lệch về sức khỏe tài chính của công ty. Hành vi này không chỉ vi phạm quy định pháp luật và nguyên tắc kế toán, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến niềm tin và uy tín của công ty đối với các bên liên quan.

Gian lận báo cáo tài chính không chỉ ảnh hưởng đến sự công bằng và minh bạch trong quản lý tài chính, mà còn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Cổ đông và nhà đầu tư có thể mất tiền bạc và niềm tin trong công ty, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các hình phạt pháp lý nặng nề, và ngành công nghiệp nói chung có thể bị ảnh hưởng bởi sự mất lòng tin từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Vì vậy, việc ngăn chặn và phòng ngừa gian lận báo cáo tài chính là rất quan trọng. Điều này yêu cầu sự tăng cường kiểm soát nội bộ, tuân thủ nghiêm ngặt quy định kế toán và báo cáo tài chính, và sự thẳng thắn và trung thực trong việc thông báo các vấn đề tài chính. Trong bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ về gian lận báo cáo tài chính là gì? và cách phát hiện gian lận báo cáo tài chính?.

Videos gian lận báo cáo tài chính là gì? cách phát hiện gian lận báo cáo tài chính?

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng được công ty, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng để ghi lại và thể hiện thông tin về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin chi tiết về thu nhập, chi phí, tài sản, nợ và vốn của một đơn vị kinh doanh.

Bảng cân đối kế toán trong Báo cáo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán trong Báo cáo cáo tài chính

Báo cáo tài chính thường bao gồm các thành phần chính sau:

  1. Bảng cân đối kế toán (balance sheet): Đây là bảng thể hiện tình hình tài sản, nợ và vốn của công ty tại một thời điểm cụ thể. Nó cho biết giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty và cung cấp thông tin về sự cân đối giữa các yếu tố này.
  2. Báo cáo kết quả kinh doanh (income statement): Báo cáo này thể hiện các hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian, bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận và lỗ. Nó cho biết hiệu quả của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
  3. Bảng lưu chuyển tiền tệ (cash flow statement): Báo cáo này ghi lại thông tin về luồng tiền mặt của công ty trong một khoảng thời gian. Nó cho biết nguồn gốc và sử dụng tiền mặt của công ty, bao gồm tiền thu từ bán hàng, tiền chi trả cho nhà cung cấp, tiền đầu tư và tiền vay.
  4. Chú thích (notes): Đây là phần bổ sung trong báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin chi tiết, giải thích và giải trình về các số liệu trong báo cáo. Chú thích thường bao gồm các chính sách kế toán, các sự kiện quan trọng và các thông tin phụ thuộc vào ngành và quy định địa phương.

Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng giúp người đọc hiểu và đánh giá tình hình tài chính của một công ty. Nó cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng, cơ quan quản lý và các bên liên quan khác để đưa ra quyết định kinh doanh, đánh giá rủi ro và định giá giá trị của một đơn vị kinh doanh.

2. Gian lận báo cáo tài chính là gì?

Theo Ủy ban Kiểm toán viên nội bộ của Hoa Kỳ (2004) cho rằng: Gian lận báo cáo tài chính (BCTC) liên quan đến việc lãnh đạo các cấp cố tình trình bày sai hoặc trình bày không thích hợp hoặc che đậy những sai phạm liên quan đến báo cáo tài chính.

Trong khi đó, theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận (2016), gian lận báo cáo tài chính là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp (DN) một cách cố ý nhằm lường gạt người sử dụng thông tin. Trong số các hình thức gian lận trên, các nhà nghiên cứu tập trung nhiều vào gian lận về lập báo cáo tài chính.

Gian lận báo cáo tài chính là hành vi vi phạm pháp luật
Gian lận báo cáo tài chính là hành vi vi phạm pháp luật

Như vậy, gian lận báo cáo tài chính là sự trình bày sai lệch có chủ định các thông tin trên báo cáo tài chính, do một hoặc nhiều người trong ban lãnh đạo công ty, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện.

3. Thủ thuật gian lận báo cáo tài chính?

Theo các chuyên gia tài chính, gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường biểu hiện dưới dạng chung như sau:

  • Xử lý chứng từ theo ý chủ quan: Xuyên tạc, làm giả, sửa đổi chứng từ và tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính.
  • Che giấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính.
  • Ghi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật.
  • Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính.
  • Cố ý tính toán sai về mặt số học để làm sai lệch báo cáo tài chính hoặc đem lại lợi ích cá nhân.
Xuyên tạc và làm giá chứng từ để gian lận báo cáo tài chính
Xuyên tạc và làm giá chứng từ để gian lận báo cáo tài chính

4. Sự khác biệt giữa gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính?

Sai sót là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Khác với gian lận do cố ý, sai sót biểu hiện dưới dạng:

  • Lỗi tính toán về số học hay ghi chép sai
  • Bỏ sót hoặc hiểu sai dẫn đến làm sai lệch các khoản mục
  • Các nghiệp vụ kinh tế do trình độ, hiểu biết hạn chế
  • Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp kế toán, chính sách tài chính do hạn chế về năng lực…
Hành vi gian lận báo cáo tài chính là chủ định làm sai của các cấp lãnh đạo
Hành vi gian lận báo cáo tài chính là chủ định làm sai của các cấp lãnh đạo

Theo các chuyên gia tài chính, gian lận báo cáo tài chính và sai sót đều là những sai phạm tiềm ẩn trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc phát hiện và nhận biết, gian lận báo cáo tài chính thường khó khăn hơn những sai sót, vì gian lận thường được che giấu bằng hành vi cố ý, tinh vi.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Dấu hiệu Biểu hiện
1 Doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu phức tạp, sở hữu chéo, thành lập nhiều công ty con (để thực hiện một nhiệm vụ không minh bạch nào đó).
2 Lợi nhuận vượt trội trong lĩnh vực hoạt động thông thường, không rõ nét
3 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm, được bù đắp bằng dòng tiền từ hoạt động tài chính (tăng vốn)
4 Lợi nhuận cao bất thường trước các đợt tăng vốn, lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà đến từ việc bán tài sản, thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng ủy thác, giao dịch với các bên liên quan
5

Hay thay đổi người đại diện theo pháp luật, Kế toán trưởng

5. Các hình thức gian lận báo cáo tài chính?

Có một số hình thức gian lận báo cáo tài chính phổ biến trong lập báo cáo tài chính như sau: Che dấu công nợ và chi phí; Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu; Định giá sai tài sản; Ghi nhận sai niên độ; Không khai báo đầy đủ thông tin. Sau đây là một vài hình thức gian lận báo cáo tài chính:

MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hình thức gian lận báo cáo tài chính Nội dung
Che dấu công nợ và chi phí

Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên báo cáo tài chính nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết.

Có ba phương pháp chính thực hiện giấu gian lận và chi phí như: Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng; vốn hoá chi phí; không ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí bảo hành.

Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hay cung cấp dịch vụ Ghi nhận không có thực. Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau 2 không có thật sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại.

Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông hay khai cao qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên hóa đơn như số lượng, giá bán… hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá, dịch vụ được bán.

Định giá sai tài sản Việc định giá sai tài sản được thực hiện thông qua việc không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn.

Các tài sản thường bị định giá sai như là các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản.

Ghi nhận sai niên độ Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn.
Không khai báo đầy đủ thông tin Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng báo cáo tài chính. Các thông tin thường không được khai báo đầy đủ trong thuyết minh như: Nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, thông tin về bên có liên quan, những thay đổi về chính sách kế toán…

6. Cách phát hiện gian lận báo cáo tài chính?

Để phát hiện gian lận báo cáo tài chính Nhà đầu tư có thể áp dụng bằng mô hình F-Score hoặc mô hình M-Score. Chúng tôi cũng đã hướng dẫn và chia sẻ cách sử dụng mô hình F-Score để phát hiện gian lận báo cáo tài chính Tại đây.

Mô hình F-Score trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính
Mô hình F-Score trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Nhà đầu tư sau khi tính toán sẽ có kết quả công ty đó có gian lận báo cáo tài chính hay không và kết hợp thêm các dấu hiệu công ty gian lận báo cáo tài chính ở trên để đưa ra những đánh giá khách quan nhất.

7. Website tra cứu gian lận báo cáo tài chính?

Hiện nay wesbite tra cứu gian lận báo cáo tài chính chỉ có trên Robot chứng khoán Dstock, tại Dstock đã tính toán đầy đủ chỉ số F-Score và đánh giá cổ phiếu đó có gian lận báo cáo tài chính hay không. Nhà đầu tư chỉ cần đăng ký mở tài khoản chứng khoán và làm theo hướng dẫn sẽ được sử dụng Robot chứng khoán Dstock, phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart và khóa học D-Academy.

Trên Robot chứng khoán Dstock giúp phát hiện gian lận báo cáo tài chính
Trên Robot chứng khoán Dstock giúp phát hiện gian lận báo cáo tài chính

8. Các vụ gian lận báo cáo tài chính ở Việt Nam?

Phần 8 về các vụ gian lận báo cáo tài chính tại Việt Nam được chúng tôi trích nguồn từ bài viết: “https://gapowork.com/blog/kham-pha-2-vu-be-boi-tai-chinh-chan-dong-tai-viet-nam”

a. Gian lận báo cáo tài chính của JVC

Một trong số case study gian lận báo cáo tài chính điển hình tại Việt Nam phải kể đến đó là “phi vụ” của Công ty Cổ phần y tế Việt Nhật JVC (năm 2015).

Báo Đầu tư chứng khoán đưa tin: Ngày 24/6/2015 thị trường chính thức có tin liên quan tới việc Cựu chủ tịch Công ty JVC (được miễn nhiễm ngày 21/6/2015) bị bắt tạm giam. Trước đó, ngày 10/6/2015 đã có “tin đồn” trên Thị trường chứng khoán về vấn đề đưa giá cổ phiếu từ vùng quanh 22.000 đồng/ cổ phiếu tới cuối tháng 6 còn khoảng 7.000 đồng/ cổ phiếu và đóng cửa ngày 17/06/2019 khi chỉ còn chưa tới 3.050 đồng.

Gian lận báo cáo tài chính tại JVC
Gian lận báo cáo tài chính tại JVC

Tổng tài sản của JVS giảm từ 1.600 tỷ đồng còn hơn 700 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng tính tới cuối năm 2018. Trong năm 2015, JVC đã xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ như chậm nộp báo cáo tài chính, công ty sử dụng vốn phát hành cho cổ đông sai mục đích và nổi bật là khoản tiền mặt hơn 465 tỷ đồng, phải thu thương mại tăng mạnh từ hơn 400 tỷ lên hơn 615 tỷ đồng không có thuyết minh cụ thể.

Sự bất hợp lý giữa các khoản đầu tư này được thể hiện rõ ràng như sau:

  • Công ty sử dụng vốn sai mục đích để đóng thuế và trả nợ ngân hàng, tức là việc phát hành cho cổ đông nhằm mục đích bù đắp những nghĩa vụ trước đó không được công khai.
  • Thông thường các khoản tiền trong doanh nghiệp đều sẽ được sắp xếp cho các mục đích kinh tế trong tương lai, nếu tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào thường sẽ ở dưới dạng tiền gửi ngắn hạn trong Ngân hàng. Với số dư tiền mặt khổng lồ như vậy việc kiểm đếm, bảo quản và rủi ro có thể sẽ rất lớn, vậy tại sao lại có sự việc này?

Trong quá trình che lấp, chắp vá báo cáo tài chính của mình, kiểm toán có xác nhận về hàng loạt giao dịch chui giữa JVC và các công ty liên quan mà chưa được Hội Đồng Quản Trị hay đại hội đồng cổ đông thông qua. JVC đã thực hiện các giao dịch bảo lãnh, bán hàng, mua hàng, tạm ứng, thanh toán hộ và đầu tư góp vốn vào các dự án liên kết thiết bị y tế.

Bằng các thủ thuật tài chính, công ty có thể làm đẹp số liệu một cách dễ dàng. Khoản tiền phát hành cho cổ đông đã được sử dụng hết vào các nghĩa vụ phát sinh trong quá khứ, cần có một khoản tiền khác bù đắp vào.

Mà tất nhiên JVC sẽ không thể phát hành thêm, nếu vay nợ trực tiếp từ ngân hàng thì lại dễ bị “lộ”, nên JVC đi thông qua các công ty “không liên quan” để bảo lãnh các tổ chức này vay vốn ngân hàng. Tài sản đảm bảo có thể chính là cổ phiếu của JVC được tài trợ bởi một bên thứ ba khác.

Hợp đồng kinh tế lập ra để làm cơ sở giải ngân cũng không phải là việc khó, khi thành lập thêm các bên thứ tư, thứ năm… Các đối tượng này được gọi chung là SPE (đối tượng có mục đích đặc biệt). Khoản tiền này sau khi được sử dụng cho mục đích che giấu lỗ sẽ được trả lại cho ngân hàng ngay khi chốt sổ sách.

Biểu đồ thể hiện hành vi gian lận báo cáo tài chính của JVC
Biểu đồ thể hiện hành vi gian lận báo cáo tài chính của JVC

Những dấu hiệu nhận biết thủ thuật mà nhà đầu tư có thể đặt dấu chấm hỏi từ gian lận báo cáo tài chính của JVC:

  • Công ty thay đổi niên độ kế toán mà không rõ lý do. Tại JVC, Công ty đã thay đổi theo năm tài chính thông thường chuyển sang niên độ từ 1/4 tới 31/3.
  • Công ty thay đổi chính sách kế toán, ghi nhận doanh thu theo hướng tích cực, dễ dàng hơn, kéo giãn chi phí một cách chậm chạp hơn.
  • Xuất hiện các khoản mục có số dư tăng mạnh mà không có giải trình, đôi khi tiền mặt cũng không còn là tiền “thật” nữa.
  • Giao dịch giữa các bên liên quan ngày càng tăng.

Khả năng hàng nghìn nghiệp vụ, giấy tờ không có bản chất kinh tế thật đã được JVC tạo ra nhằm các mục đích sau:

  • Ghi nhận doanh thu ảo nhờ bán sang các đối tượng liên quan hoặc không thực sự có nhu cầu với các giấy tờ khống được lập lên. Dẫn chứng chính là doanh thu, lợi nhuận tốt nhưng dòng tiền không có, đều phải thế chấp hàng hóa để vay nợ ngắn hạn đáp ứng vốn lưu động, sau đó tiếp tục lại vòng lẩn quẩn này để gia tăng doanh thu và lợi nhuận ảo.
  • Tài trợ cho các công ty liên quan nhằm mục tiêu rút ruột. Bằng chứng là các hợp đồng hợp tác kinh doanh, tài trợ, bảo lãnh của JVC cho các đối tượng này nhiều vô kể.

Trong giai đoạn này giá cổ phiếu vẫn tăng từ 6.000 đồng lên 25.000 đồng, những nhà giao dịch đang “cưỡi trên lưng cọp” mà không hề hay biết. Các chuyên gia chia sẻ rằng: để hạn chế gặp phải những trường hợp như vậy nhà đầu tư cần làm tốt hai việc sau:

  1. Xét tình hình toàn diện của công ty trong một khoảng thời gian dài.
  2. Luôn theo dõi, đặt câu hỏi và nhạy cảm về những thay đổi trong chính sách kế toán của công ty, rủi ro thường nằm ở “Bảng cân đối và các nghĩa vụ ngoại bảng” của tổ chức đó.

b. Gian lận báo cáo tài chính của Công ty Dược Cửu Long

Sự kiện rầm rộ của Công ty Cổ Phần Dược phẩm Cửu Long được báo chí, nhà đầu tư và những người quan tâm khác lên án vào khoảng tháng 6 – 7/2014. Theo thông tin được nhiều kênh báo chí tài chính, kiểm toán trong nước cung cấp, năm 2013 tại Dược Cửu Long tồn tại khá nhiều giao dịch mang tính lòng vòng, bất thường.

Ngoài vòng giao dịch khép kín diễn ra trong 2 ngày là ngày mùng 7 và ngày 9/12/2013 giữa Dược Cửu Long với VPC Sài Gòn (công ty 100% vốn của Dược Cửu Long), An Tâm (một khách hàng có công nợ lớn tại Dược Cửu Long). Ngoài ra, một số giao dịch lòng vòng khép kín khác cũng được thực hiện trong thời gian này.

Công ty cổ phần dược Cửu Long
Công ty cổ phần dược Cửu Long

Những giao dịch trên chỉ được hạch toán trên sổ sách, còn thực chất thì không hề xảy ra bất kỳ giao dịch mua bán nào, hàng tồn kho không hề được luân chuyển, doanh thu, giá vốn và công nợ của những giao dịch này thực tế là không phát sinh. Vậy hình thức mua bán này đã tạo ra những bất thường gì trong hoạt động và những con số tài chính của Dược Cửu Long?

Theo chuyên gia tài chính phân tích, nếu nhìn vào báo cáo tài chính của Dược Cửu Long sẽ thấy khoản phải thu của khách hàng luôn giữ ở mức cao. Dược Cửu Long có quá nhiều nợ phải thu trên cơ cấu tài sản.

Khoản phải thu khách hàng ngày 31/12/2013 là hơn 202 tỷ trong khi tổng tài sản chỉ khoảng 611 tỷ, cuối quý I/2014 là gần 234 tỷ đồng trên tổng tài sản gần 621 tỷ đồng. Như vậy, nguồn phải thu của khách hàng đã chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản.

Việc thu hồi công nợ từ các khách hàng khó đòi cũng đáng lưu ý, đặc biệt là nhóm 5 khách hàng lớn nhất bao gồm: Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Sơn, Công ty TNHH Dược phẩm Đại Nam, Công ty TNHH Dược phẩm Hải Tâm, CTCP Dược phẩm Việt Nam và Công ty TNHH Dược phẩm Anh Dũng.

Theo ước tính khoảng 50 tỷ đồng, đã quá hạn hơn 18 tháng. Với những mức nợ quá hạn rõ ràng như vậy nhưng hợp đồng bán hàng với những doanh nghiệp này vẫn tiếp tục được ký.

Giao dịch bất thường của Dược Cửu Long trước khi đổ bể về việc gian lận tài chính
Giao dịch bất thường của Dược Cửu Long trước khi đổ bể về việc gian lận tài chính

Tuy nhiên, điểm bất thường đã đưa Dược Cửu Long vào diện nghi vấn gian lận báo cáo tài chính là do mặc dù công ty có thể cho khách hàng nợ nhiều như vậy, nhưng mục “vay” và “nợ” ngắn hạn trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì con số vay ngắn hạn là 251 tỷ tại thời điểm 31/12/2013 và gần 254 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I/2014. Hai con số này gần tương đương với số tiền mà Dược Cửu Long cho khách hàng nợ.

Có thể khái quát mục đích chung nhất của các công ty dược thông qua việc mua bán lòng vòng như sau:

  • Thứ nhất, để tạo doanh thu ảo: tuy quanh năm có nhiều biến động về doanh thu nhưng Dược Cửu Long luôn báo lãi với số tiền rất khủng.
  • Thứ hai, “làm giá” để chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo quy định, để được phát hành và chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, thì doanh nghiệp cần thỏa mãn điều kiện hoạt động kinh doanh phải có lãi hai năm liên tục. Đồng thời, khi báo cáo tài chính được công bố ra công chúng “đẹp” thì có thể chào bán cổ phiếu với giá cao, thu hút nhà đầu tư vì không phải nhà đầu tư nào cũng nhìn ra được những bất thường trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhất là khi  họ cố tình gian lận.
  • Thứ ba, các công ty dược đều có lợi khi đẩy được giá thuốc lên cao. Thông thường, việc mua bán lòng vòng, hay chuyển giá chỉ xảy ra giữa hai công ty với nhau. Như thế đối với kiểm toán sẽ dễ dàng phát hiện sai phạm này. Nhưng đối với ngành dược, việc mua bán lòng vòng diễn ra trên một hệ thống, mỗi giao dịch thường trải qua ít nhất từ 2 đến 3 “trạm trung chuyển” thì mới hết một vòng giao dịch. Điều này sẽ tạo khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình phát hiện ra lỗi nhất là khi kiểm toán viên chưa nắm được đây là một đặc thù của ngành dược.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ Gian lận báo cáo tài chính là gì? và các hình thức gian lận báo cáo tài chính?. Hy vọng bài viết hữu ích với nhà đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư quan tâm tới dịch vụ chứng khoán như mở tài khoản chứng khoán, dữ liệu chứng khoán, Youtube chứng khoán, phần mềm cổ phiếu,… truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *