Mua cổ phiếu bao lâu về tài khoản chứng khoán?, tại sao không bán được cổ phiếu tại VPS? đây là câu hỏi của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán khi mới bắt đầu tham gia, trong bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ về chủ đề mua cổ phiếu bao lâu về tài khoản chứng khoán? và tại sao không bán được cổ phiếu tại VPS?
1. T+1.5 chứng khoán là gì?
Trước khi tìm hiểu về mua cổ phiếu bao lâu về tài khoản nhà đầu tư cần hiểu về quy định của ủy ban chứng khoán nhà nước nhà đầu tư cần tìm hiểu về T0, T1, T+1.5 và T2 trong chứng khoán là gì, vì nó liên quan đến ngày giao dịch cổ phiếu trong giao dịch đầu tư chứng khoán.
T ở đây biểu thị cho thời gian giao dịch, còn các số 0,1,2 là biểu thị cho số ngày (trên tài khoản chứng khoán của các công ty chứng khoán cũng sẽ hiển thị như vậy), như vậy nhà đầu tư có thể hiểu T0 là ngày nhà đầu tư mua cổ phiếu, T1 là ngày mua cổ phiếu được 1 ngày, tương tự như vậy với T2 và T3. Nhà đầu tư có thể theo dõi bảng sau:
T | T + 0 | T + 1 | T + 2 |
(Transaction) nghĩa là ngày giao dịch |
Ngày giao dịch trong phiên hiện tại | Thanh toán sau 1 ngày so với ngày giao dịch hay ngày mua (T+0) | Thanh toán sau 2 ngày so với ngày giao dịch hay ngày mua (T+0). Hiện nay theo quy định từ ngày 29/08/2022 đã rút ngắn thời gian thanh toán các chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 lên 11h00 – 11h30 (chậm nhất là 12h00). Tức là phiên chiều ngày T+2 nhà đầu tư đã có thể bán cổ phiếu. Khi đó Nhà đầu tư hiểu rằng Mua/bán cổ phiếu sau T+1.5 là tiền hoặc cổ phiếu về tài khoản. |
Nhà đầu tư cần nắm rõ các mốc thời gian T này để biết khi nào cổ phiếu mua sẽ về tài khoản, nhiều nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu thắc mắc tại sao mua cổ phiếu rồi nhưng tại sao lại không bán được ngay.
Một lưu ý quan trọng là ngày T không tính ngày nghỉ lễ và thứ 7, chủ nhật.
Ví dụ mua cổ phiếu ABC vào thứ 2, thế nhưng thứ 3 là ngày nghỉ lễ, như vậy cổ phiếu sau T+2 để giao dịch được sẽ là buổi chiều ngày thứ 5. Tương tự như vậy nếu mua cổ phiếu vào thứ 6, thì chiều thứ 3 của tuần kế tiếp cổ phiếu mới giao dịch được (ngày thứ 7 và chủ nhật không được tính).
Nhiều Nhà đầu tư sẽ vẫn thắc mắc là giảm thời gian giao dịch nửa ngày từ giao dịch T+3 xuống giao dịch T+2.5 vậy tại sao trên lúc thì gọi là T+1.5 lúc thì T+2.5. Vấn đề nó nằm ở cách đếm thời gian của Nhà đầu tư, giải thích kiểu T+1.5 theo quy định pháp luật, còn T+2.5 là cách đếm để dễ nhớ của Nhà đầu tư, ví dụ mua cổ phiếu DCM vào Thứ Hai, vậy Thứ Hai sẽ là ngày 1, Thứ Ba là ngày 2, Thứ 4 là ngày 3 (Cổ phiếu về tài khoản vào 12h00 trưa) vậy sẽ là T+2.5 ngày.
Hiện nay khi nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới hỗ trợ sẽ được sử dụng miễn phí phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích chứng khoán Dchart. Đây là hai sản phẩm sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro với độ chính xác lên tới 99%.
2. Mua cổ phiếu bao lâu về tài khoản chứng khoán?
Chủ đề mua/bán cổ phiếu trong ngày hay mua ngay bán ngay (T+0) là một trong những mong muốn của nhiều nhà đầu tư, rất nhiều lần hứa hẹn của các cấp lãnh đạo thế nhưng hiện nay vẫn áp dụng quy chế T+2 theo quy định của thông tư số 109/QĐ-VSD ngày 19/8/2022 hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán:
- Thời gian giao dịch cổ phiếu áp dụng trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM là T+2 ( 2 ngày giao dịch), tức là vào thời điểm sau 2 ngày so với ngày diễn ra giao dịch (Phiên giao dịch chiều ngày T+2 nhà đầu tư đã có thể bán cổ phiếu).
Ví dụ:
Vào ngày thứ 2 (6/12/2021), nhà đầu tư mua cổ phiếu ACB thì đến chiều ngày thứ 4 (8/12/2021) Nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu đó.
Với cổ phiếu nhà đầu tư mua vào thứ 5, thứ 6 thì thời gian cổ phiếu về tài khoản sẽ không tính thứ 7, chủ nhật, chỉ giao dịch vào chiều ngày thứ 2 và chiều ngày thứ 3 tuần tiếp theo.
Lưu ý: Ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ thì không được cộng vào ngày T.
Tuy nhiên, trong thông tư sửa đổi mới nhất ” Thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán” thì có quy định khác về ngày giao dịch cổ phiếu:
Cụ thể là giao dịch cổ phiếu ngày T0, có nghĩa bạn sẽ được giao dịch mua bán cổ phiếu ngay trong ngày tuy nhiên có kèm điều kiện.
Nếu mọi người không thể chờ đến 2 ngày sau khi mua cổ phiếu và muốn bán cổ phiếu ngay trong ngày giao dịch mua với thị trường chứng khoán thì cần phảo đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Ký hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày với công ty cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán
- Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
- Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán.
Hiện nay cũng có rất nhiều nhóm, cá nhân đứng ra tổ chức kho, quỹ T+0, nhà đầu tư nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của họ, sau đó mua bán cổ phiếu theo danh sách kho quỹ cung cấp, mua mã nào và bán mã nào theo T+0 thì chỉ cần thông báo với họ là được.
Thế nhưng hình thức này không đảm bảo về tài chính, nguy cơ bị lừa đảo và mất vốn là rất cao, vì các tổ chức này có thể ôm tiền bỏ trốn… không khuyến khích nhà đầu tư dùng.
3. Tại sao không bán được cổ phiếu tại VPS hoặc tại các công ty chứng khoán khác?
Việc không bán được cổ phiếu tại VPS hay bất kỳ công ty chứng khoán nào khác thì có thể đến từ các nguyên nhân như sau:
- Sai thời gian bán cổ phiếu trong ngày, hết giờ giao dịch chứng khoán
- Bán cổ phiếu chưa đủ T+2, cổ phiếu chưa được phép giao dịch
- Cổ phiếu bị lẻ, không đủ lô bán, sai thời gian bán và cách bán
- Mua/Bán cổ phiếu bằng lệnh FS của VPS
- Cổ phiếu thưởng, cổ tức chưa về tài khoản chứng khoán
- Cổ phiếu tạm dừng giao dịch, cổ phiếu chuyển sàn, cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo
- Hệ thống giao dịch chứng khoán bị lỗi, đây là vấn đề thường xuyên xảy ra do hệ thống giao dịch của các sàn chứng khoán
Trên đây là các lỗi thường gặp nhất khi nhà đầu tư chứng khoán sử dụng các hệ thông giao dịch của các công ty chứng khoán nói chung và của VPS nói riêng, chúng tôi sẽ hướng dẫn nhà đầu tư tìm ra các lỗi không bán được cổ phiếu tại VPS dưới đây:
a. Sai thời gian bán cổ phiếu trong ngày
Thời gian giao dịch chứng khoán cổ phiếu nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý, với sàn Hose và HNX, Upcom sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là khung giờ như nhau, nhà đầu tư có thể xem thêm trong bài viết “Quy định giờ giao dịch chứng khoán mà mọi nhà đầu tư nên biết“.
Nhà đầu tư mua/bán sai thời gian giao dịch cổ phiếu cũng là nguyên nhân dẫn tới không đặt được lệnh. Đây có là lỗi mà rất nhiều nhà đầu tư không để ý tới, thường thì ngoài giờ giao dịch sẽ không đặt được lệnh mua bán cổ phiếu.
b. Bán cổ phiếu chưa về tài khoản chứng khoán
Như phần 1 và phần 2 chúng tôi có chia sẻ về quy định của thông tư thông tư số 109/QĐ-VSD ngày 19/8/2022 về giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư mua cổ phiếu thì phải sau T+2 cổ phiếu mới về tài khoản và chiều ngày T+2 nhà đầu tư có thể giao dịch được, nhà đầu tư có thể kiểm tra trên bảng quản trị tài khoản để xem cổ phiếu đã về tài khoản chưa.
c. Không đủ lô chẵn bán và Cổ phiếu lẻ sai thời gian bán và cách bán
Đây là một trong những nguyên nhân rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán gặp phải, theo quy định của sàn giao dịch thì mua và bán cổ phiếu là lô chẵn như 100, 200, 300… hoặc trước đây sàn hose là 10, 20, 30… (quy định lô chẵn theo từng thời kỳ). Nhà đầu tư bán cổ phiếu số lẻ thì chắc chắn sẽ không đặt lệnh được. Do đó nhà đầu tư cần tìm hiểu về quy định này trước khi đặt lệnh.
Cổ phiếu lô lẻ là nguyên nhân dẫn tới tại sao không bán được cổ phiếu tại VPSTiếp theo là cổ phiếu lô lẻ, cổ phiếu lẻ xuất hiện khi nhà đầu tư được chia tách cổ phiếu, trả cổ phiếu thưởng… dẫn tới có những cổ phiếu bị lẻ như 1, 2, 3, 4, 5… cổ phiếu, nhà đầu tư muốn bán được cổ phiếu lẻ thì cần phải chờ các đợt thu mua cổ phiếu lô lẻ của các công ty chứng khoán, thường thì họ sẽ mua với giá sàn của phiên giao dịch ngày hôm đó.
Tại công ty chứng khoán VPS hiện nay thì muốn bán cổ phiếu lô lẻ trẻ thì nhà đầu tư cần phải bán vào ngày thứ hai và ngày thứ ba hàng tuần và giá mua là giá sàn của phiên ngày hôm đó. Trong bài viết cách bán cổ phiếu lô lẻ tại VPS thì chúng tôi cũng đã chia sẻ ở trong bài viết này. Nhà đầu tư có thể xem thêm trong cái bài viết này.
d. Mua/Bán cổ phiếu bằng lệnh FS của VPS
Với lệnh FS, người dùng có thể tham gia giao dịch với số vốn bất kỳ, dễ dàng thao tác trên ứng dụng VPS SmartOne. Số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ có thể tới nhiều chữ số thập phân. Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu bằng lệnh giao dịch FS vẫn được hưởng quyền lợi về cổ tức, chênh lệch giá cổ phiếu như đầu tư thông thường và có cơ hội đa dạng hoá danh mục với số tiền đầu tư bất kỳ.
Nhiều nhà đầu tư không biết mình đã đặt mua cổ phiếu bằng lệnh FS, để kiểm tra lệnh FS nhà đầu tư vào trong phần “quản lý danh mục tài sản“, trong mục “Số dư chứng khoán” kiểm tra xem trên thông tin của cổ phiếu có chữ FS hay không. Nếu có thì nhà đầu tư đã đặt mua cổ phiếu với lệnh FS thì khi bán ra nhà đầu tư bắt buộc phải bán với lệnh FS.
Lưu ý: nếu nhà đầu tư chưa hiểu về lệnh FS có thể tìm hiểu trên trang web của VPS để hiểu về thêm về lệnh này.
e. Cổ phiếu thưởng, cổ tức, cổ phiếu phát hành thêm chưa về tài khoản chứng khoán.
Việc chia tách cổ phiếu, cổ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm nhà đầu tư sẽ rất hay gặp phải, việc này diễn ra thường từ 1 đến 3 tháng mới hoàn thành, do vậy nhà đầu tư cần kiểm tra xem cổ phiếu đã về tài khoản chưa, nếu chưa thì hay chờ đợi thêm hoặc tìm hiểu thông tin về thời gian cổ phiếu sẽ về tài khoản.
f. Cổ phiếu tạm dừng giao dịch, cổ phiếu chuyển sàn, cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo
Trường hợp cổ phiếu tạm dừng giao dịch đến như nhiều nguyên nhân có thể là do chuyển sàn, chậm nộp báo cáo kết quả kinh doanh, cổ phiếu rơt vào diện cảnh báo… dẫn tới cổ phiếu trong ngày hôm đó không được giao dịch:
- Trường hợp cổ phiếu chậm nộp báo báo kết quả kinh doanh hoặc công bố thông tin cũng làm cổ phiếu bị tạm dừng giao dịch. Điển hình vụ việc lơ cảnh báo của Sở giao dịch, hai cổ phiếu là KSH và VTR bị ngừng giao dịch 3 phiên (ngày 30/11/2021).
- Trường hợp cổ phiếu chuyển sàn cũng sẽ bị tạm dừng giao dịch từ 1 – 3 phiên, tùy từng cổ phiếu, nhà đầu tư cũng cần nắm bắt thông tin này để biết đây có phải là nguyên nhân dẫn tới không bán được cổ phiếu.
- Trường hợp cổ phiếu rơi vào diện cảnh bảo thì theo quy định tại tiết b, điểm 1.1, khoản 1, Điều 22 Quy chế niêm yết chứng khoán tại HOSE ban hành kèm theo quyết định số 85/QĐ-SGDHCM ngày 19/34/2018, do những nguyên nhân chủ yếu như: vốn chủ sở hữu âm, làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, không công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm,… thời gian giao dịch có thể chỉ vào buổi chiều hoặc ngày thứ 6.
g. Hệ thống giao dịch bị lỗi
Rất nhiều công ty chứng khoán như VNDIRECT, TCBS… trong những phiên cổ phiếu biến động mạnh rất hay xảy ra lỗi hệ thống không giao dịch được, đây là một trong những lỗi nhà đầu tư cần liên hệ với tổng đài hoặc môi giới các công ty chứng khoán để nắm bắt thêm.
Nguyên nhân nữa đến từ hệ thông giao dịch khá cũ kỹ của sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, thường không confirm lệnh, dẫn tới không hủy, sửa, xóa lệnh được.
4. Bán cổ phiếu khi nào tiền sẽ về tài khoản chứng khoán
Trong bài viết khi nào tiền sẽ về tài khoản chứng khoán chủ đề này chúng tôi cũng đã chia sẻ trong một cái bài viết trước đây “Tiền bán chứng khoán khi nào về tài khoản và tại VPS thì mất bao lâu tiền về” nhà đầu tư có thể đọc thêm bài viết để hiểu rõ về vấn đề này.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về mua cổ phiếu bao lâu về tài khoản chứng khoán?, tại sao không bán được cổ phiếu tại VPS? hi vọng bài viết hữu ích với nhà đầu tư.
Nhà đầu tư quan tâm đến các sản phẩm dịch vụ chứng khoán như mở tài khoản chứng khoán, khóa học chứng khoán, phần mềm chứng khoán, dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, YouTube chứng khoán.… hãy truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.
Pingback: Thủ tục lưu ký chứng khoán tại VPS [3 Bước hoàn tất]
Pingback: [4 Tips] Hiểu Lưu ký chứng khoán là gì? Đặc điểm và quy định
Pingback: [4 Tips] Hướng dẫn cách chơi chứng khoán tại VPS [từ A - Z]
Pingback: [6 bước] hướng dẫn cách tự học chứng khoán cơ bản hiệu quả