Fibonacci là công cụ thường hay được các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật chứng khoán sử dụng, với mục đích trong việc xác định hỗ trợ kháng cự của cổ phiếu, đặt lệnh dừng lỗ và xác định giá mục tiêu. Vậy ứng dụng của chỉ báo này trong phân tích kỹ thuật như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Lịch sử của dãy Fibonacci
Fibonacci là gì? Fibonacci là thuật ngữ chỉ một chuỗi số kéo dài vô hạn với khởi đầu là số 0 và 1, những số tiếp theo luôn bằng hai số trước đó cộng lại và đây là một công cụ mạnh mẽ, hiệu quả trong chứng khoán, dùng để phân tích kỹ thuật và sáng tạo ra nhiều phương pháp giao dịch khác nhau.
Đây là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci. Leonardo là một nhà toán học sống ở thế kỷ thứ 12 ở Pisa (Ý). Ông đã khám phá ra dãy số Fibonacci (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144…) khi nghiên cứu về số lượng thỏ sinh sản được sau 1 năm từ 1 đôi thỏ duy nhất.
Dãy số này có tỷ lệ hai số liền kề nhau xấp xỉ 161.8% được gọi là tỷ lệ vàng (golden ratio). Khi được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, Fibonacci còn có các tỷ lệ sau: 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 161.8%…
2. Fibonacci trong chứng khoán gồm các dạng
Trong phân tích kỹ thuật công cụ chỉ báo này có nhiều dạng nhưng thường được dùng nhiều nhất là 3 dạng dưới đây:
a. Fibonacci Retracement và ứng dụng
Fibonacci Retracement được dùng để xác định các vùng đảo chiều mà thị trường sẽ chấm dứt quá trình điều chỉnh hay hồi phục kỹ thuật (Retracement hay Pullback). Phản ứng của giá tại từng mức phản ánh tầm quan trọng của ngưỡng chỉ báo này. Thường ngưỡng 38.2%, 50% và 61.8% là các ngưỡng mà giá có xu hướng đảo ngược nhiều nhất nên được gọi là tỷ lệ vàng (golden ratio).
b. Fibonacci Fan và ứng dụng
Đây cũng là một công cụ chỉ báo khá hiệu quả trong việc xác định các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ của thị trường. Các ngưỡng thông dụng của Fibonacci Fan là 38.2%, 50% và 61.8%.
c. Fibonacci Time Zones và ứng dụng
Chỉ báo Time Zones không giúp xác định ngưỡng kháng cự, hỗ trợ. Công cụ này chủ yếu dùng để xác định thời điểm đảo chiều của giá dựa trên xu hướng hiện hành.
Nếu các vạch của chỉ báoTime Zones đúng càng nhiều trong quá khứ thì càng có cơ sở để tin tưởng vào thời điểm đảo chiều do các vạch sau đó chỉ ra.
Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tại VPS hoặc chuyển ID môi giới nhập mã giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương nhà đầu tư được sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ sản phẩm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư, gia tăng lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể tải trực tiếp trên nền tảng IOS, ANDROID.
3. Ý nghĩa của chỉ báo trong phân tích kỹ thuật
Trong phân tích kỹ thuật chỉ báo này đóng vai trò rất quan trọng trong cách vận động của giá cổ phiếu. Chỉ báo này có thể được sử dụng để xác định các điểm quan trọng trong quá trình di chuyển của giá. Chúng có thể được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ, kháng cự, đặt lệnh, dừng lỗ hoặc xác định giá mục tiêu.
- Mức hỗ trợ là mức giá thấp nhất mà một chứng khoán có và không thể giảm xuống thấp hơn được nữa trong một khoảng thời gian sau đó.
- Mức kháng cự là mức giá mà tại đó giá cổ phiếu không thể vượt quá trong một khoảng thời gian.
Chính điểm mạnh của công cụ chỉ báo này đó là có khả năng dự đoán các ngưỡng có thể xảy ra các điểm đảo chiều trong một xu hướng vận động của giá. Chỉ cần 2 điểm, đỉnh và đáy xác lập một kịch bản vận động của xu hướng giá tương lai được xây dựng khá cụ thể và rõ ràng, chi tiết.
Tuy nhiên cũng có các điểm hạn chế đó là:
Công cụ chỉ bảo này có nhiều ưu điểm giúp nhà đầu tư có thể tìm ra các điểm hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng, nhưng cũng không có sự đảm bảo nào là giá sẽ phản ứng tốt với các mức đó.
Ngoài ra, chỉ báo này cũng có rất nhiều đường cản giá, theo đó giá thường xuyên đảo qua lại tại những đường này. Nhà đầu tư khi này sẽ khó có thể xác định được đâu là ngưỡng cản hiệu quả nhất. Vì vậy nhà đầu tư cần phải kết hợp chỉ báo này cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để đạt hiệu quả cao trong đầu tư.
4. Lưu ý khi sử dụng chỉ báo trong phân tích kỹ thuật
Công cụ chỉ báo này cũng giống nhiều các công cụ kỹ thuật khác, không thể dự báo chính xác được hoàn toàn, không phải lúc nào cũng dự báo chính xác. Vậy nên, để sử dụng phương pháp này hiệu quả, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm như sau:
- Nhà đầu tư cần tích lũy thêm thật nhiều kinh nghiệm để lựa chọn được điểm đỉnh và điểm đáy vẽ đường chỉ báo này sao cho phù hợp trong từng giai đoạn khác nhau. Đường này tác động quan trọng đến độ chính xác của dự báo.
- Nhà đầu tư cần thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng chỉ báo này để dự báo diễn biến giá cổ phiếu để vận dụng thành thạo vào thực tế. Trong quá trình này, nhà đầu tư cần rút ra kinh nghiệm, bài học đầu tư cho riêng mình.
Do đó Fibonacci phân tích kỹ thuật là công cụ hiệu quả trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên dùng kết hợp với các công cụ khác như trendline, hỗ trợ, kháng cự và sóng Elliott… để tăng hiệu quả đầu tư. Ngoài ra các nhà đầu tư quan tâm tới bộ phần mềm phân tích kỹ thuật chứng khoán có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0372.095.129.
Như vậy, có thể thấy chỉ báo này là công cụ phân tích kỹ thuật có vai trò quan trọng trong chứng khoán. Nó giúp nhà đầu tư xác định được điểm bán trong xu hướng giảm, điểm mua trong xu hướng tắng và tìm được điểm chốt lời một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, để sử dụng được công cụ này một cách hiệu quả nhà đầu tư cần tích lũy thêm cho mình thật nhiều kinh nghiệm phân tích biểu đồ kỹ thuật, phân tích xu hướng thị trường và kết hợp với các phương pháp dự báo khác để đạt hiệu quả cao trong quá trình đầu tư.
Nhà đầu tư quan tâm đến các dịch vụ chứng khoán khác của chúng tôi như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, phần mềm chứng khoán, khóa học chứng khoán, Youtube chứng khoán, Code Amibroker,… Hãy truy cập website: nududo.com hoặc số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.
Pingback: Đường MA là gì? Cách sử dụng đường trung bình động SMA hiệu quả