Bảng Xếp hạng của IBD cung cấp cho nhà đầu tư một cách nhanh chóng và dễ dàng để đánh giá liệu một cổ phiếu có các đặc điểm Canslim hay không, dựa vào đó chúng tôi xây dựng lên bảng xếp hạng cổ phiếu theo chuẩn của IBD cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
1. Bảng xếp hạng cổ phiếu IBD là gì?
Investor’s Business Daily (IBD), tiền thân là nhật báo Investor’s Daily đến năm 1988 được sáng lập bởi William O’Neil. O’Neil được biết đến là một trong những nhà nghiên cứu tốt nhất về thị trường chứng khoán. Ông chính là tác giả của phương pháp đầu tư cổ phiếu CANSLIM.
Phương pháp đầu tư này đã đưa ông trở thành người trẻ tuổi nhất có một vị trí ngồi trên sàn chứng khoán New York (NYSE – the New York Stock Exchange) khi mới 30 tuổi. Phương pháp CANSLIM đã được đón nhận rộng rãi bởi các thương nhân và nhà đầu tư chứng khoán thành công trên toàn thế giới.
IBD Rating mà O’Neil giới thiệu trên nhật báo Investor’s Business Daily, đây là bộ chỉ số xếp hạng cổ phiếu hữu ích được tạo ra để hỗ trợ các nhà đầu tư. Có 6 chỉ số xếp hạng chính, nhưng trong đó chỉ số được quan tâm nhiều là RS Rating, A/D Rating, EPS Rating, SMR Rating và Composite Rating.
2. Cấu tạo và cách sử dụng bảng xếp hạng cổ phiếu IBD
Bảng xếp hạng cổ phiếu được cấu tạo bởi RS Rating, A/D Rating, EPS Rating, SMR Rating và Composite Rating. Trong đó:
- RS Rating là gì và cách sử dụng RS Rating nhà đầu tư có thể tìm hiểu tại đây.
- A/D Rating là gì và cách sử dụng nhà đầu tư có thể tìm hiểu tại đây.
- EPS Rating và SMR Rating nhà đầu tư có thể tìm hiểu tại đây.
Riêng Composite Rating thì đây là chỉ số đánh giá tổng hợp của IBD từ cả 4 chỉ số trên, tuy nhiên dùng chính vẫn dựa trên hai dữ liệu là EPS (earning per share) và RS (Relative Strength) để xếp hạng.
Composite Rating được xếp hạng điểm từ 1 điểm là xấu, đến 99 điểm là tốt. Ví dụ 95 điểm có nghĩa là cố phiểu đó có hiệu suất trên 95% các cổ phiếu còn lại trên thị trường. Khi chọn cổ phiếu để đầu tư, theo khuyến cáo của IBD thường sử dụng chỉ số này từ 80 trở lên để lọc ra các cổ phiếu tốt nhất thị trường.
Ngoài ra chúng tôi xây dựng thêm “Đánh giá” dựa trên kết quả của “Composite Rating” để giúp nhà đầu tư đánh giá thêm về chất lượng cổ phiếu:
Hạng A (Tốt): có Composite Rating từ 80 – 99 điểm. Hạng A chúng tôi chia thành 3 điểm là A+, A, A- trong đó:
- Hạng A+: Nếu Xếp hạng RS >=90 và Xếp hạng A/D >=90 và Xếp hạng EPS rating >=90 và Xếp hạng SMR rating >=90
- Hạng A-: Nếu Xếp hạng RS <80 hoặc Xếp hạng A/D <80 hoặc Xếp hạng EPS rating <80 hoặc Xếp hạng SMR rating <80
- Còn lại: Xếp hạng A
Hạng B (Khá): có Composite Rating từ 60 – 79 điểm. Hạng B chúng tôi chia thành 3 điểm là B+, B, B- trong đó:
- Hạng B+: Nếu Xếp hạng RS >=70 và Xếp hạng A/D >=70 và Xếp hạng EPS rating >=70 và Xếp hạng SMR rating >=70
- Hạng B-: Nếu Xếp hạng RS <60 hoặc Xếp hạng A/D <60 hoặc Xếp hạng EPS rating <60 hoặc Xếp hạng SMR rating <60
- Còn lại: Xếp hạng B
Hạng C (Trung bình): có Composite Rating từ 40 – 59 điểm. Hạng C chúng tôi chia thành 3 điểm là C+, C, C- trong đó:
- Hạng C+: Nếu Xếp hạng RS >=50 và Xếp hạng A/D >=50 và Xếp hạng EPS rating >=50 và Xếp hạng SMR rating >=50
- Hạng C-: Nếu Xếp hạng RS <40 hoặc Xếp hạng A/D <40 hoặc Xếp hạng EPS rating <40 hoặc Xếp hạng SMR rating <40
- Còn lại: Xếp hạng C
Hạng D (Yếu): có Composite Rating từ 20 – 39 điểm. Hạng D chúng tôi chia thành 3 điểm là D+, D, D- trong đó:
- Hạng D+: Nếu Xếp hạng RS >=30 và Xếp hạng A/D >=30 và Xếp hạng EPS rating >=30 và Xếp hạng SMR rating >=30
- Hạng D-: Nếu Xếp hạng RS <20 hoặc Xếp hạng A/D <20 hoặc Xếp hạng EPS rating <20 hoặc Xếp hạng SMR rating <20
- Còn lại: Xếp hạng D
Hạng E (Kém): có Composite Rating từ 1 – 19 điểm. Hạng D chúng tôi chia thành 3 điểm là D+, D, D- trong đó:
- Hạng E+: Nếu Xếp hạng RS >=10 và Xếp hạng A/D >=10 và Xếp hạng EPS rating >=10 và Xếp hạng SMR rating >=10
- Hạng E-: Nếu Xếp hạng RS <=5 hoặc Xếp hạng A/D <=5 hoặc Xếp hạng EPS rating <=5 hoặc Xếp hạng SMR rating <=5
- Còn lại: Xếp hạng E
Xin lưu ý cổ phiếu thuộc sàn Upcom thường sẽ không có báo cáo kiểm toán theo quý (chủ yếu có báo cáo theo năm), cái này là quy định của sở giao dịch chứng khoán, không bắt buộc công bố báo cáo quý, dẫn tới phần lớn mã sàn Upcom sẽ không đủ dữ liệu để đưa vào bảng xếp hạng cổ phiếu.
3. Tra cứu Rating cổ phiếu theo IBD Việt Nam ở đâu?
Nhà đầu tư có thể tra cứu bảng xếp hạng cổ phiếu Việt Nam tại phần mềm Robot chứng khoán Dstock. Tại đây nhà đầu tư có thể thống kê tất cả Rating cổ phiếu theo IBD, bảng xếp hạng này được chúng tôi xây dựng để tìm cổ phiếu có Canslim. Nhà đầu tư có thể tham khảo tại đây.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về bảng xếp hạng cổ phiếu Việt Nam theo chuẩn của IBD. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho nhà đầu tư chứng khoán.
Nhà đầu tư quan tâm tới dịch vụ chứng khoán khác của chúng tôi như dữ liệu Forex cho Amibroker, phần mềm chứng khoán, robot chứng khoán, dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Code Amibroker, Youtube chứng khoán,… hãy truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.
Pingback: [6 Tips] Phương pháp CANSLIM là gì? Bộ lọc CANSLIM
Tôi muốn mua phầm mềm bản xếp hạng cổ phiếu theo tiêu chuẩn IBD
a inbox zalo 0372095129 a nhé