Các loại phí khi giao dịch chứng khoán và các loại phí khi giao dịch chứng khoán VPS

Khi mở tài khoản chứng khoán và bắt đầu giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư cần biết về các loại phí khi giao dịch chứng khoán. Khi nắm rõ về các khoản phí thuế nhà đầu tư sẽ chủ động hơn trong lựa chọn và giao dịch tại các công ty chứng khoán, bài viết sẽ chia sẻ các loại phí khi giao dịch chứng khoán và cách tính phí giao dịch chứng khoán VPS.

Videos các loại phí khi giao dịch chứng khoán và các loại phí khi giao dịch chứng khoán

I. Các loại phí khi giao dịch chứng khoán cơ sở

Các loại phí khi giao dịch chứng khoán Vndirect, VPS, SSI… nhà đầu tư sẽ phải chi trả cho các công ty chứng khoán và nhà nước để được giao dịch, dù giao dịch ít hay nhiều nhà đầu tư vẫn mất một vài khoản phí trong bảng dưới đây:
Phí trả cho công ty chứng khoán Phí trả cho sở giao dịch chứng khoán Phí trả cho VSD Thuế
 – Phí giao dịch chứng khoán qua sàn

 – Phí rút và chuyển khoản ngân hàng

 – Phi giao dịch lô lẻ

 – Một số dịch vụ khác:

  • Đóng tài khoản chứng khoán
  • In sao kê
  • Xác nhận số dư
  • Dịch vụ thông báo biến động số dư SMS
  • Dịch vụ bảo mật
  • Phong tỏa tài khoản chứng khoán
  • Phí hệ thống
  • Phí dịch vụ giao dịch
  • Lưu ký chứng khoán
  • Chuyển quyền sở hữu chứng khoán thông qua VSD
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế thu nhập từ cổ tức (chỉ phát sinh khi chia tổ tức)

1. Phí giao dịch chứng khoán phát sinh khi sử dụng dịch vụ

Tất nhiên không phải tất cả các khoản phí ở trên nhà đầu tư phải trả. Chỉ phải trả khi sử dụng dịch vụ mới phát sinh, có hai nhóm phí phát sinh do công ty chứng khoán thu và nhóm phí do nhà nước thu. Riêng với nhóm phí do công ty chứng khoán thu thì tùy theo mức thu của từng công ty. Với nhóm nhà nước thu thì phí thu như nhau ở trên tất cả công ty chứng khoán.

Cách tính các loại phí khi giao dịch chứng khoán cơ sở
Cách tính các loại phí khi giao dịch chứng khoán cơ sở

Nhóm phí giao dịch phát sinh khi sử dụng dịch vụ hoặc đăng ký dịch vụ:

  • Phí giao dịch chứng khoán qua sàn
  • Phí dịch vụ giao dịch trả cho sở giao dịch chứng khoán
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Phí rút và chuyển khoản ngân hàng, phí này tùy thuộc theo từng công ty chứng khoán và ngân hàng nhận rút tiền.
  • Phí giao dịch bán cổ phiếu lô lẻ
  • Đóng tài khoản chứng khoán
  • In sao kê, xác nhận số dư
  • Dịch vụ bảo mật
  • Phong tỏa tài khoản chứng khoán
  • Chuyển quyền sở hữu chứng khoán thông qua VSD
  • Riêng với thuế thu nhập từ cổ tức chỉ phát sinh khi chia cổ tức công thức tính như sau: Thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn = Số lượng cổ phiếu thực nhận x Mệnh giá của cổ phiếu x Thuế suất (5%).

2. Các loại phí phi phải trả hàng tháng

Đây là các khoản phí nhà đầu tư sẽ phát sinh hàng tháng khi giao dịch tại các công ty chứng khoán:

  • Dịch vụ thông báo biến động số dư SMS, có các công ty chứng khoán cho phép tùy chọn không đăng ký dịch vụ này.
  • Phí hệ thống
  • Lưu ký chứng khoán: riêng khoản phí này nhà đầu tư đọc thêm trong bài viết về lưu ký chứng khoán
Trong các loại phí khi giao dịch chứng khoán thì phí lưu ký nhà đầu tư phải trả hàng tháng
Trong các loại phí khi giao dịch chứng khoán thì phí lưu ký nhà đầu tư phải trả hàng tháng

3. Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở

Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ được tính như sau:

– Với nhà đầu tư không sử dụng Margin chứng khoán (có bao nhiêu tiền chơi bấy nhiêu) công thức tính sẽ là:

  • Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc công ty chứng khoán thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch chứng khoán)
  • Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc công ty chứng khoán thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch chứng khoán) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

– Với nhà đầu tư sử dụng Margin chứng khoán (sử dụng đòn bẩy tài chính) công thức tính sẽ là:

  • Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc công ty chứng khoán thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch chứng khoán)
  • Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc công ty chứng khoán thu) + Lãi vay Margin + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch chứng khoán) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)
Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở và Margin
Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở và Margin

Công thức tính Lãi vay margin = Số ngày vay*Số tiền vay*mức lãi (tính theo ngày). Trong đó:

  • Số ngày vay: là số ngày được tính từ ngày sử dụng margin đến ngày bán cổ phiếu. Lưu ý số ngày vay tính cả ngày nghỉ và ngày lễ.
  • Số tiền vay: là khoản tiền vay, ví dụ tỷ lệ ký quỹ là 30%, nhà đầu tư có 30 triệu và công ty chứng khoán cho vay 70 triệu để mua cổ phiếu, thì 70 triệu là số tiền vay.
  • Mức lãi: được tính theo biểu phí lãi margin chứng khoán, phí vay lãi margin tùy thuộc theo từng công ty chứng khoán thu.

Ví dụ: Nhà đầu tư mua 300 cổ phiếu VHM với giá 80,000đ/1 cổ phiếu. Giá trị giao dịch VHM là 24,000,000đ. Trong đó phí công ty là 0,1% và phí sở là 0.027% vậy phí sẽ là 30,480đ. Một tuần sau giá cổ phiếu VHM lên 82,000đ/CP nên nhà đầu tư muốn bán chốt lời. Giá trị bán cổ phiếu VHM là 24,600,000đ, phí giao dịch là 0,1% + phí sở là 0.027% + 0.1% thuế = 55,842đ.

Tổng phí giao dịch của 2 lần là 30,480đ + 55,842đ = 86.322đ. Như vậy, sau một tuần nhà đầu tư lời được 600,000 mất 86.322đ tiền phí giao dịch.

Hiện nay khi nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới hỗ trợ sẽ được sử dụng miễn phí phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích chứng khoán Dchart. Đây là hai sản phẩm sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro với độ chính xác lên tới 99%.

II. Các loại phí khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Công thức tính Phí giao dịch chứng khoán phái sinh = Phí công ty + Phí sở + Phí sở qua đêm (chỉ phát sinh nếu để qua đêm) + Thuế

  • Phí công ty tùy theo mức thu của từng công ty chứng khoán.
  • Phí sở = 2.700/hđ
  • Thuế = 5.000-6.000/hđ
  • Phí sở qua đêm = 2.550/hđ/ngày
  • Phí quản lí VSD = 320.000 – 1.600.000/tháng. Đây là khoản phí đóng theo tháng.

Ví dụ:

  • Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán phái sinh ngày 01/09/2021. Ngày 02/11/2021 mở 20 HĐTL chỉ số VN30. Trong phiên, NĐT đóng 8 HĐTL và chỉ còn nắm giữ 12 HĐTL. Tháng 11 có 31 ngày.
  • Ngày 03/11/2021 NĐT đóng tiếp 2 vị thế, còn sở hữu 10 HĐTL
  • Ngày 15/11/2021 NĐT đóng nốt 10 HĐTL còn lại
Các loại phí khi giao dịch chứng khoán phái sinh
Các loại phí khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Như vậy NĐT sẽ phải nộp các loại phí sau:

Phí giao dịch sở: Trả một lần vào sau ngày khớp lệnh

  • Ngày 2/11/2021: (20 +8) x 2.700 = 75.600 VND
  • Ngày 3/11/2021: 2 x 2.700 = 5.400 VND
  • Ngày 15/11/2021: 10 x 2.700 = 27.000 VND

Phí trả cho VSD:

1.  Phí quản lý vị thế

Trả hàng ngày cho các HĐTL còn nắm giữ trong ngày:

  • Ngày 2/11/2021: 12 x 2.550 = 30.600 VND
  • Ngày 3/11/2021: 10 x 2.550 = 25.500 VND
  • Từ 4/11/2021 đến 14/1/2021 mỗi ngày trả 25.500 VND
  • Ngày 15/11/2021:  0 VND do đã bán hết

2. Phí quản lý tài sản ký quỹ

Cộng dồn hàng ngày và thu vào cuối tháng:

  • Ngày 2/11 đến 3/11/2021 (1 ngày) NĐT ký quỹ 1 tỷ VND, Phí = 1 tỷ x 1 x 0,0024% / 31 = 24.000 VND
  • Ngày 3/11 đến 15/11/2021 (12 ngày) NĐT ký quỹ 800 triệu VND, Phí = 800 triệu x 12 x 0,0024% /31 = 230.400 VND
  • Cuối tháng cộng lại tổng là 254.400 VND, nhỏ hơn số tối thiểu nên sẽ thu 320.000 VND

3. Biểu phí dịch vụ giao dịch chứng khoán phái sinh

Biểu phí này có hiệu lực từ ngày 06/03/2023:

T

Nội dung

Mức phí quy định

Thời điểm thu

1

Phí giao dịch phái sinh tại VPS 1. Áp dụng cho KH mở mới tài khoản từ ngày: 06/03/2023:

Trong 3 tháng đầu kể từ ngày mở tài khoản:

  • Giao dịch từ 0 đến 20 HĐTL/ngày: Miễn phí giao dịch.
  • Giao dịch từ HĐTL thứ 21 trở lên: tính 1.000 đồng/HĐTL

Từ tháng thứ 4: áp dụng theo chính sách KH thông thường.

Thu trên số hợp đồng thường khớp lệnh theo ngày
2. Áp dụng cho KH thông thường

  • Giao dịch < 100 HĐTL/ngày : 2.000 đồng /HĐTL
  • Giao dịch ≥ 100 HĐTL/ngày: 1.000 đồng /HĐTL

(Áp dụng cho toàn bộ HĐTL thường phát sinh trong ngày)

 

2

Phí giao dịch chứng khoán phái sinh (phí giao dịch phải trả sở giao dịch chứng khoán)   Thu trên số hợp đồng khớp lệnh theo ngày
Hợp đồng tương lai chỉ số 2.700 đồng/ 1 HĐTL
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ 4.500 đồng/ 1 HĐTL
 

 

 

 

3

Các khoản phí dịch vụ phải trả VSD  
  • Thu định kỳ vào ngày mùng 1 tháng kế tiếp
  • Đối với TKGDPS tại VPS không đủ tiền mặt để thu phí, VPS sẽ thực hiện rút tiền ký quỹ để thu phí
  • Dịch vụ quản lý vị thế
2.550 đồng/hợp đồng/tài khoản/ngày
  • Dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ
0,0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (tiền + giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng

  • Tối đa không quá 1.600.000 đồng/tài khoản/tháng,
  • Tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng/tài khoản/

4

Quy định khác Để hỗ trợ Khách hàng tránh rủi ro phát sinh phí quản lý tài sản phải trả cho VSD tháng kế tiếp, tại ngày làm việc cuối cùng của tháng hiện tại,  VPS sẽ rút toàn bộ tiền ký quỹ trên tài khoản ký quỹ tại VSD về tài khoản giao dịch phái sinh của Khách hàng nếu đáp ứng điều kiện:

  • Số dư ký quỹ = số tiền ký quỹ có thể rút; và
  • Số dư ký quỹ  ≤ 2.500.000 VNĐ
  • Ghi chú: Số tiền này có thể thay đổi theo quy định của VPS từng thời kỳ

III. Các loại phí khi giao dịch chứng khoán VPS

Các loại phí khi giao dịch chứng khoán VPS sẽ gồm 2 nhóm phí:

  • Phí giao dịch chứng khoán phát sinh khi sử dụng dịch vụ
  • Các loại phí phi phải trả hàng tháng
Cách tính các loại phí khi giao dịch chứng khoán VPS
Cách tính các loại phí khi giao dịch chứng khoán VPS

Nhà đầu tư lưu ý các loại phí phải trả hàng tháng của VPS như sau:

  • Phí hệ thống của VPS, chi phí 27,500đ/1 tháng. Thu tự động hàng tháng theo tài khoản chứng khoán
  • Phí dịch vụ tin nhắn SMS, chi phí 800 VND/ tin nhắn SMS phát sinh. Khách hàng đăng ký dịch vụ nhận tin nhắn có tính phí, hệ thống sẽ thu tự động hàng tháng theo tài khoản chứng khoán.
  • Phí lưu ký chứng khoán, 0,27 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền /tháng. VPS sẽ tự động khấu trừ tiền phí trực tiếp trên TK GDCK của Khách hàng hàng tháng. Đây là loại phí VPS thu hộ nhà nước (VSD).

Phí giao dịch chứng khoán phát sinh khi sử dụng dịch vụ, loại phí này thì có rất nhiều nhưng nhà đầu tư chỉ cần lưu ý chủ yếu tới phí giao dịch chứng khoán, cách tính thì nhà đầu tư có thể xem 2 phần trên hoặc đọc trong bài viết “Biểu phí giao dịch chứng khoán VPS và Lãi suất margin VPS

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về các loại phí khi giao dịch chứng khoán và các loại phí khi giao dịch chứng khoán VPS, Vndirect, nếu thấy bài viết hay và hữu ích nhà đầu tư hãy chia sẻ bài viết.

Chúng tôi hiện nay đang cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho nhà đầu tư như mở tài khoản chứng khoán, khóa học chứng khoán, phần mềm chứng khoán, dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán… truy cập website nududo.com hoặc liên hệ hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

4 bình luận về “Các loại phí khi giao dịch chứng khoán và các loại phí khi giao dịch chứng khoán VPS
  1. Pingback: Cách tính phí giao dịch chứng khoán VPS như thế nào

  2. Pingback: [4 Tips] Hướng dẫn cách chơi chứng khoán tại VPS [từ A - Z]

  3. Pingback: Mở tài khoản chứng khoán nhưng không giao dịch có mất phí?

  4. Pingback: [6 bước] hướng dẫn cách tự học chứng khoán cơ bản hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *