Với nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán, một trong những điều cần để ý tới đó là phải biết cách đọc biểu đồ chứng khoán Việt Nam một cách cơ bản nhất. Nó sẽ gồm các đường giá, đường trung bình, chỉ báo động lượng… Trong bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ vấn đề này tới nhà đầu tư.
I. Giới thiệu về phân tích kỹ thuật chứng khoán
1. Khái niệm về phân tích kỹ thuật chứng khoán
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là một phương pháp phân tích cổ phiếu, rồi đưa ra các dự báo biến động của giá thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu quá khứ của thị trường, bao gồm giá cả và khối lượng giao dịch. Phân tích kỹ thuật cùng với phân tích cơ bản (FA) là hai phương pháp phân tích chứng khoán rất hiệu quả, có khả năng bổ sung cho nhau.
Trong đó phân tích cơ bản (FA) sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được các công ty, cổ phiếu tốt. Còn phân tích kỹ thuật (TA) sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn được thời điểm hoặc vùng giá tốt để mua cổ phiếu đó. Nhà đầu tư cũng có thể xem thêm bài viết “Cách xem biểu đồ phân tích kỹ thuật chứng khoán” để hiểu hơn về TA.
2. Cấu trúc của phân tích kỹ thuật chứng khoán
Các công cụ chủ yếu sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm biểu đồ (charts) và các chỉ báo kỹ thuật (indicators). Nền tảng của phân tích kỹ thuật chủ yếu là biểu đồ, nó mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng như phân tích xu hướng (trends), phân tích mô hình giá (patterns), phân tích chu kỳ (cycles)…
Do tầm quan trọng của biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Kiến thức trong phân tích kỹ thuật chứng khoán vô cùng rộng lớn, nên trong nội dung bài viết chủ yếu đề cập tới các kiến thức cơ bản nhà đầu tư cần nắm được.
Nhà đầu tư có thể chưa biết: khi mở tài khoản chứng khoán tại VPS và nhập mã giới thiệu 6327 hoặc K255 sẽ được hỗ trợ phần mềm robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích chứng khoán Dchart. Đây là hai sản phẩm phân tích giúp nhà đầu tư nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư chứng khoán.
3. Phần mềm sử dụng trong đọc biểu đồ chứng khoán Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ đọc biểu đồ chứng khoán tại Việt Nam như: Amibroker, Metastock, Tradingview, Fireant… Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm khác nhau, ví dụ Amibroker cho khả năng lập trình ra các điểm mua/bán theo ý thích, Fireant cung cấp nền tảng website và App tiện lợi…
Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm “Top 3 phần mềm phân tích kỹ thuật chứng khoán tốt nhất” để có cái nhìn tổng quan nhất về các phần mềm được sử dụng trong đọc biểu đồ chứng khoán.
II. Hướng dẫn cách đọc biểu đồ chứng khoán Việt Nam cho người mới bắt đầu
Trong nội dung của bài viết này, chúng tôi đề cập chủ yếu đến cách đọc cơ bản biểu đồ chứng khoán, cụ thể là đường giá và khối lượng vì đây là hai cấu thành quan trọng để hình thành phương pháp phân tích kỹ thuật. Nếu muốn hiểu sâu hơn về phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tham khảo thêm “Phần mềm phân tích kỹ thuật chứng khoán“
1. Biểu đồ giá cổ phiếu dạng đường (Line chart)
Biểu đồ giá dạng đường (Line chart) là loại biểu đồ được sử dụng phổ biến trong các ngành khoa học dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội vì tính đơn giản, trực quan và dễ hiểu. Biểu đồ đường sẽ giúp minh họa xu hướng của giá cổ phiếu theo thời gian.
Biểu đồ đường còn là loại biểu đồ có những đường nối từ giá đóng cửa này đến giá đóng cửa tiếp theo trong một khung thời gian nhất định. Chức năng của công cụ này giúp nhà giao dịch tiếp cận nhanh về xu hướng cổ phiếu và giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự.
Ưu điểm: của dạng biểu đồ này chính là sự đơn giản, các nhà phân tích có thể dễ dàng nhận biết được xu hướng của giá ngay khi nhìn vào biểu đồ. Với biểu đồ đường của cổ phiếu MBB như trong hình, chúng ta có thể xác định dễ dàng xu hướng cổ phiếu đang tăng.
Nhược điểm: Loại biểu đồ này không thể hiện được mức độ biến động của giá cổ phiếu trong một phiên giao dịch. Do đó nếu dùng phân tích chuyên sâu thì sử dụng biểu đồ đường không mang lại hiệu quả phân tích cao.
Để sử dụng biểu đồ đường này nhà đầu tư có thể sử dụng trên Amibroker hoặc trên Fireant
2. Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart)
Biểu đồ nến Nhật (candlestick), biểu đồ hình nến hay mô hình nến là loại biểu đồ do người Nhật phát minh ra được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất và là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá hướng đi của thị trường.
Nếu như biểu đồ dạng đường thẳng (line chart) hay biểu đồ dạng thanh (bar chart) giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được giá cả từng thời điểm thì biểu đồ nến lại mang rất nhiều thông tin quan trọng.
Với những ưu điểm của mình, loại biểu đồ này đang dần trở thành loại được sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết các thị trường chứng khoán hiện đại. Dưới đây là một minh họa về loại biểu đồ này:
Tương tự như biểu đồ Bar chart, mỗi ký tự trên biểu đồ (thường được gọi là một cây nến) cũng thể hiện bốn mức giá của chứng khoán trong một phiên giao dịch (hoặc một khoảng thời gian) bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.
Chúng ta có thể chỉ thị màu cho cây nến tùy theo đó là nến tăng (giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa) hay nến giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa). Thông thường các biểu đồ sẽ để mặc định nến tăng có màu xanh còn nến giảm có màu đỏ.
Ưu điểm của nến nhật Candlestick:
- Mô hình nến Nhật rất dễ để nhà đầu tư quan sát và đánh giá diễn biến trong phiên giao dịch.
- Mô hình nến Nhật có thể giúp đưa ra những nhận định và dự đoán xu hướng giá cổ phiếu trong tương lai. Vì nó thể hiện được lực mua hay bán đang chiếm ưu thế ở hiện tại, rồi từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra được các đánh giá về xu hướng sắp tới của cổ phiếu.
- Khi kết hợp với các chỉ báo phân tích khác, nến Nhật sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm ra các điểm mua/bán cổ phiếu.
Nhược điểm của nến nhật Candlestick:
- Một nến Nhật chỉ thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể, bản thân nó không thể hiện được xu hướng của giá, chính vì thế khi phân tích, nhà đầu tư không thể chỉ nhìn vào cây nến hiện tại mà phải nhìn vào tổng thể, nhìn vào những cây nến trong quá khứ để xác định đúng xu hướng của giá.
- Một nến Nhật không thể hiện được những chuyển động giá bên trong của nó. Do đó nhà đầu tư cần phải xem nhiều khung thời gian trên nến Nhật mới có thể đánh giá sự chuyển động giá bên trong của nó.
3. Đường trung bình động
Đường MA là phương tiện rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán được nhiều người tin dùng mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng không nên bỏ qua. Nhờ đó, nhà đầu tư nhận biết được hỗ trợ, kháng cự và các điểm mua/bán cổ phiếu, nó rất phổ biến trên các biểu đồ phân tích kỹ thuật.
Các đường trung bình MA đang được sử dụng phổ biến:
- Đường SMA (hay Simple Moving Average) là đường trung bình động đơn giản được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.
- Đường EMA (hay Exponential Moving Average) là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất. Do đó, EMA khá nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, nhận biết các tín hiệu bất thường nhanh hơn đường SMA giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn trước các biến động giá ngắn hạn.
- Đường WMA (hay Weighted Moving Average) là đường trung bình tỉ trọng tuyến tính, nó sẽ chú trọng các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Nghĩa là đường trung bình trọng số WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền.
Để tìm hiểu rõ hơn về đường trung bình động, nhà đầu tư có thể đọc thêm bài viết “Đường MA là gì? Cách sử dụng đường trung bình động SMA hiệu quả nhất“.
4. Khối lượng giao dịch (Volume)
Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu đã được khớp trong một phiên giao dịch. Khối lượng giao dịch vô cùng quan trọng, nó luân được các nhà đầu tư sử dụng, khi kết hợp với đường giá nhà đầu tư có thể đánh giá được cung cầu và diễn biến của cổ phiếu đó như thế nào.
Sự kết hợp giữa đường giá và khối lượng, nhà đầu tư phần nào cũng có thể đánh giá được:
- Giá tăng đi kèm khối lượng tăng – Đây là trường hợp tích cực khi cho thấy lượng mua vào tăng cao, kì vọng vào cổ phiếu được đẩy lên và nhà đầu tư sẵn sàng trả các mức giá cao hơn.
- Giá tăng đi kèm khối lượng giảm – Trường hợp này cho thấy lượng mua đang yếu dần, kì vọng vào cổ phiếu giảm đi và nhà đầu tư ở trạng thái nghi ngờ hoặc đang xem xét phản ứng thị trường. Trường hợp này sẽ khá xấu nếu xuất hiện trong cuối một xu hướng tăng mạnh, có thể báo tín hiệu đảo chiều.
- Giả giảm đi kèm khối lượng tăng – Trường hợp này thể hiện việc chốt lời mạnh trong một xu thế tăng hoặc tín hiệu đảo chiều bắt đáy trong một xu thể giảm.
- Giá giảm đi kèm khối lượng giảm – Trường hợp này thể hiện bên mua tạo ra lực cầu yếu và bên bán cũng không tạo ra lực cung quá mạnh.
Ngoài ra, khối lượng còn đươc sử dụng để đánh giá sức mạnh hoặc sự đồng thuận của bên mua và bên bán trên thị trường, giúp chúng ta có cái nhìn chính xác, rõ ràng hơn về hướng đi của giá. Nhiều nhà đầu tư thường sử dụng đường trung bình vol của 20 phiên để đánh giá khối lượng.
Trên đây là cách đọc biểu đồ chứng khoán Việt Nam cơ bản nhất cho người mới, nhà đầu tư có thể mua các phần mềm chứng khoán hoặc khóa học chứng khoán để hiểu rõ hơn về phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán. Nhà đầu tư có thể xem thêm các chia sẻ về phân tích kỹ thuật của chúng tôi trên Youtuber tại đây.
Pingback: Hướng dẫn cách sử dụng Amibroker cho người mới từ A-Z
Pingback: [6 bước] hướng dẫn cách tự học chứng khoán cơ bản hiệu quả