Nhà đầu tư khi tham gia đầu tư cổ phiếu việc đầu tư cần tìm hiểu về cách đọc bảng giá chứng khoán. Trong đó, giá trần, giá sàn và giá tham chiếu là khái niệm quan trọng nhất khi giao dịch cổ phiếu. Vậy 3 loại giá cổ phiếu này là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
1. Giá trần trong chứng khoán là gì?
Giá trần trong chứng khoán là mức giá cao nhất có thể đặt lệnh giao dịch trong phiên. Giá trần (tiếng Anh là ceiling price) là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch hôm đó. Giá trần trên bảng điện chứng khoán thường được được biểu thị bằng màu tím.
Công thức tính giá trần:
Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ giao động)
Trong đó, giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần trước đó nhất (đối với sàn HOSE và HNX) và là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn trong phiên giao dịch hôm đó.
Khác với HOSE và HNX, giá tham chiếu của cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn theo phương thức khớp lệnh trong ngày gần nhất trước đó. Giá tham chiếu trên bảng điện được biểu thị bằng màu vàng.
Dưới đây là quy định về biên độ giá cổ phiếu giao dịch tại ba sàn giao dịch (so với giá tham chiếu).
Biên độ giá |
HOSE | HNX | UpCOM |
Cổ phiếu trong ngày |
7% |
10% |
15% |
Cổ phiếu mới niêm yết trong ngày đầu tiên hoặc được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày |
20% |
30% |
40% |
Cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu | 20% | 30% | 40% |
Ví dụ, cổ phiếu ABC được niêm yết trên HOSE có giá tham chiếu là 30.000 đồng. Vậy giá trần của cố phiếu này trong phiên đó sẽ là:
Giá trần = 30.000 x (100% + 7%) = 32.100 VNĐ
Như vậy, với bước giá là 50 đồng, nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh giao dịch tối đa là 32.100 VNĐ đối với cổ phiếu ACB trong phiên đó, không thể vượt quá vùng giá này trong phiên hôm đó.
Nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương. Nhà đầu tư sử dụng hoàn toàn miễn phí, phần mềm Dstock, phần mềm giúp báo mua/bán cổ phiếu, chứng quyền, phái sinh chính xác cao. Phần mềm Dstock có cả trên IOS hoặc ANDROID.
2. Giá sàn trong chứng khoán là gì?
Giá sàn trong chứng khoán là giá thấp nhất có thể đặt lệnh giao dịch trong phiên. Giá sàn (tiếng Anh là floor price) là mức giá thấp nhất nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch hôm đó. Giá sàn trên bảng điện chứng khoán thường được được biểu thị bằng màu xanh lơ.
Công thức tính giá sàn:
Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ giao động)
Trong đó, giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần trước đó nhất (đối với sàn HOSE và HNX) và là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn trong phiên giao dịch hôm đó.
Ví dụ, cổ phiếu ABC được niêm yết trên HOSE có giá tham chiếu là 30.000 đồng. Vậy giá sàn của cố phiếu này trong phiên đó sẽ là:
Giá sàn = 30.000 x (100% – 7%) = 27.900 VNĐ
Như vậy, với bước giá là 50 đồng, nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh giao tối thiểu là 27.900 VNĐ đối với cổ phiếu ACB trong phiên đó, không thể đặt giá thấp hơn giá này trong phiên hôm đó.
3. Giá tham chiếu là gì?
a. Giá tham chiếu trong chứng khoán là gì?
Giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Cụ thể, trên bảng điện tử hiển thị màu vàng. Mức giá này cũng là cơ sở để tính giá cao nhất (giá trần) hoặc giá thấp nhất (giá sàn) của ngày giao dịch đó.
Ví dụ, cổ phiếu ACB trên sàn HOSE đóng cửa ngày thứ Năm ở mức 40.000 VNĐ, thì đây là giá tham chiếu vào ngày hôm sau – thứ Sáu.
Giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền (tức là ngày giao dịch mà cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ quỹ ETF không hưởng cổ tức hoặc quyền kèm theo) được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa cùng ngày gần nhất với giá trị được điều chỉnh cho cổ tức hoặc quyền.
Trong một số phiên không xác định được giá đóng cửa, đơn vị điều hành thị trường (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) có thể áp dụng phương pháp xác định giá tham chiếu khác sau khi được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điển hình, phiên 6/1/2021, khi Sở GDCK TP.HCM tạm dừng giao dịch buổi chiều để tránh đổ vỡ, giá khớp cuối cùng trong buổi sáng chính là giá đóng cửa của ngày hôm đó. Vậy giá tham chiếu của ngày hôm sau được tính theo mức này.
Khác với HoSE và HNX, giá tham chiếu của cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM là bình quân các giá giao dịch lô chẵn theo phương thức khớp lệnh trong ngày cuối cùng.
b. Cách tính giá tham chiếu trong chứng khoán?
Vậy thông thường, giá tham chiếu của 3 sàn lớn là HNX, HoSE và UPCoM sẽ được tính như thế nào? Để Nhà đầu tư có thể phân tích và đưa ra chiến lược dễ dàng.
Khi đó, giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ sẽ là:
Sàn HOSE | Sàn HNX | Sàn UPCOM |
Mức giá đóng cửa đã khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước.
(trừ những trường hợp đặc biệt) |
Mức giá đóng cửa đã khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước.
(trừ những trường hợp đặc biệt) |
Trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn (bình quân gia quyền), dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó.
(trừ những trường hợp đặc biệt) |
Trong trường hợp đặc biệt, nếu phiên giao dịch bị gián đoạn và không xác định được giá đóng cửa, các tổ chức quản lý – bao gồm Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – sẽ áp dụng phương pháp xác định khác dưới đây được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Phiên giao dịch ngày 1/6/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM tạm dừng giao dịch vào chiều hôm đó để tránh sự cố. Và giá khớp cuối cùng trong buổi sáng sẽ là giá đóng cửa của ngày 1/6, tức là giá tham chiếu của ngày 2/6 sẽ là giá này.
Ví dụ: Giá đóng cửa ngày thứ Năm (26/05/2022) của cổ phiếu PNJ là 114.300 VND thì giá tham chiếu của ngày thứ Sáu (27/05/2022) là 114.300 VND.
PNJ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) nên biên độ dao động tối đa là 7% nên giá trần ngày thứ Sáu sẽ là 122.301 đồng làm tròn 122.300 đồng và giá sàn là 106.299 đồng làm tròn 106.300 đồng.
Đối với cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCOM: giá tham chiếu được tính bằng bình quân gia quyền của các giá giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền trước.
Ví dụ: Cổ phiếu Ngân hàng An Bình (ABB) ngày thứ Năm (26/05/2022) có khối lượng giao dịch là 3.129.371 cổ phiếu, giá trị giao dịch là 38.299.127 VND, thì bình quân gia quyền của phiên giao dịch là 38.299.127 / 3.129.371 = 12.239 VND.
Vì bước giá của sàn UPCOM là 100 VND nên chúng tôi làm tròn thành 12.100 VND. Như vậy giá tham chiếu ngày 27/5 sẽ là 12.200 VND.
Biên độ tối đa là 15% nên giá trần ngày thứ Sáu sẽ là 13.915 đồng làm tròn 13.900 đồng và giá sàn là 10.285 đồng làm tròn 10.300 đồng.
Biên độ dao động tối đa của HoSE là +-7%. Với phiên giao dịch đầu tiên sẽ là +-20%.
Bước giá sàn HoSE nếu cổ phiếu có mệnh giá nhỏ hơn 10.000 đồng thì bước giá là 10 đồng. Mệnh giá cổ phiếu lớn hơn 10.000 và nhỏ hơn 49.950 đồng, bước giá là 50 đồng. Và cuối cùng là mệnh giá lớn hơn 50.000 đồng, bước giá 100 đồng;
Biên độ dao động tối đa của HNX là +-10%. Đối với phiên giao dịch đầu tiên, nó sẽ là +-30%;
Biên độ dao động tối đa của UPCOM là +-15%. Với phiên giao dịch đầu tiên sẽ là +-40%;
Bước giá của HNX và UPCOM là 100 VND.
c. Phân biệt giá mở cửa và giá tham chiếu
Hiện nay vẫn còn nhiều nhà đầu tư thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm giá tham chiếu và giá mở cửa với nhau. Nhưng trên thực tế, hai mức giá này lại có sự trái ngược nhau ở cách xác định thời gian.
Cụ thể, nếu giá tham chiếu đang được xác định bằng giá đóng cửa cuối ngày hôm trước thì giá mở cửa sẽ là giá khớp lệnh đầu tiên trong ngày gần nhất. Ngoài ra, giá mở bán còn được xác định giá mua, giá bán chính xác thông qua hình thức đấu giá.
4. Màu sắc thể hiện trên bảng giá chứng khoán?
Nhà đầu tư cần lưu ý một vài màu sắc thể hiện trên bảng giá chứng khoán như sau:
- Màu tím: giá tăng kịch trần, hay: Giá hiện tại = Giá Trần
- Màu xanh lá cây: giá tăng, hay: Trần > Giá hiện tại > Giá Tham chiếu
- Màu vàng: giá không tăng không giảm, hay: Giá hiện tại = Giá Tham chiếu
- Màu đỏ: giá giảm, hay: Giá Tham chiếu > Giá hiện tại > Giá Sàn
- Màu xanh dương: giá giảm kịch sàn, hay: Giá hiện tại = Giá Sàn
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu trong chứng khoán là gì? hy vọng bài viết hay và giúp ích tới Nhà đầu tư, hãy chia sẻ bài viết cho chúng tôi.
Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Khóa học chứng khoán, Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Dữ liệu Forex cho Amibroker, Youtube chứng khoán,…. Hãy truy cập website: nududo.com hoặc liên hệ trực tiếp số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.