Phương pháp đầu tư NetNet và cách định giá cổ phiếu theo phương pháp đầu tư NetNet?

Phương pháp đầu tư NetNet là một phương pháp đầu tư giá trị tiềm năng, được phát triển bởi nhà đầu tư lão thành Benjamin Graham – tác giả cuốn sách kinh điển “The Intelligent Investor“. Theo phương pháp đầu tư này, đầu tư vào các công ty có giá cổ phiếu dưới mức giá trị NetNet của công ty có thể đem lại lợi nhuận cao trong dài hạn. Trong bài viết chúng tôi sẽ giới thiệu về phương pháp đầu tư NetNet và định giá cổ phiếu NetNet.

Videos phương pháp đầu tư NetNet và cách định giá cổ phiếu

1. Phương pháp đầu tư NetNet là gì?

Công thức của phương pháp đầu tư NetNet được dựa trên trường phái đầu tư theo Net Current Asset Value Approach (Phương pháp giá trị tài sản ngắn hạn ròng – NCAV) của Benjamin Graham. Phương pháp này được giới thiệu lần đầu tiên trong tác phẩm “Phân tích Chứng khoán” được xuất bản năm 1934 dưới sự đồng hợp tác của Benjamin Graham và David Dodd.

Tác giả của phương pháp định giá cổ phiếu NetNet ông Benjamin Graham
Tác giả của phương pháp định giá cổ phiếu NetNet ông Benjamin Graham

Phương pháp đầu tư NetNet là một chỉ số đo lường giá trị còn lại của một công ty sau khi trừ đi toàn bộ các nợ phải trả và các khoản phải trả ngắn hạn (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và cổ phần ưu đãi). Tài sản ngắn hạn theo định nghĩa của Benjamin Graham là các tài sản có thể chuyển hóa thành tiền từ 01 năm trở lại, bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu thuần và hàng tồn kho thuần.

Theo phương pháp đầu tư NetNet, các nhà đầu tư tìm kiếm các công ty có giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn hoặc bằng giá trị NetNet của công ty. Sau đó, Nhà đầu tư sẽ kiểm tra các thông tin tài chính của công ty để đảm bảo rằng công ty đang hoạt động bình thường và không có các rủi ro tài chính nghiêm trọng. Ngoài ra, việc tìm hiểu về các yếu tố vĩ mô và thị trường liên quan đến công ty để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai cũng là rất quan trọng.

Đầu tư theo phương pháp NetNet có thể mang lại lợi nhuận rất cao trong dài hạn. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp đầu tư phù hợp với tất cả mọi người. Đầu tư theo phương pháp NetNet đòi hỏi sự chịu đựng rủi ro cao và kỹ năng phân tích tài chính và đầu tư chứng khoán tốt. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần phải làm việc chăm chỉ để tìm kiếm và phân tích thông tin về các công ty phù hợp để đầu tư.

Phương pháp đầu tư NetNet được chia sẻ trong Phân tích Chứng khoán
Phương pháp đầu tư NetNet được chia sẻ trong Phân tích Chứng khoán

Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách, phương pháp đầu tư NetNet có thể giúp các nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận cao và kiếm được tiền từ đầu tư chứng khoán. Điều quan trọng là các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về phương pháp này trước khi quyết định áp dụng nó vào đầu tư của mình.

2. Công thức của phương pháp đầu tư NetNet?

Công thức tính của phương pháp đầu tư NetNet:

NCAV = Tài sản ngắn hạn – Tổng nợ phải trả – Cổ phần ưu đãi

Theo phương pháp đầu tư NetNet, một công ty được xem là hấp dẫn đối đối với Nhà đầu tư khi giá cổ phiếu hiện tại không vượt quá 2/3 NCAV của doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác, một khoản đầu tư vào vốn cổ phần được xem là hấp dẫn nếu thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó đang giao dịch thấp hơn 2/3 NCAV trên mỗi cổ phần.

Công thức mua cổ phiếu theo NetNet:

Giá cổ phiếu hiện tại ≤ 2/3*(NCAV / Số lượng cổ phần đang lưu hành)

Với phương pháp đầu tư NetNet, Benjamin Graham đã gặt hái những thành công ấn tượng trong sự nghiệp đầu tư của mình. Cụ thể, Benjamin Graham này đã đạt tỷ suất sinh lời bình quân 20% trên danh mục đầu tư được đa dạng hóa với kỳ hạn 30 năm bao gồm tập hợp cổ phiếu được lựa chọn theo công thức này.

Phương pháp đầu tư cổ phiếu NetNet
Phương pháp đầu tư cổ phiếu NetNet

Những nghiên cứu thực nghiệm khác trên các thị trường cổ phiếu nước ngoài cũng cho thấy giới đầu tư có thể đạt mức sinh lời trung bình lên đến hơn 29% khi đầu tư vào các cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí của NetNet.

3. Cách định giá cổ phiếu NetNet

Để định giá một công ty bằng phương pháp NetNet, bạn cần tính toán giá trị NetNet của công ty đó. Giá trị NetNet của một công ty là giá trị của tài sản còn lại của công ty sau khi trừ đi toàn bộ các nợ phải trả và các khoản phải trả ngắn hạn. Bạn có thể tính toán giá trị NetNet của công ty bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tính giá trị tài sản ngắn hạn của công ty, bao gồm tiền mặt, tài sản chuyển đổi dễ dàng và các khoản đòi nợ khác. Đây là các khoản tài sản mà công ty có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng trong vòng 1 năm.
  • Bước 2: Tính giá trị tài sản dài hạn của công ty, bao gồm tài sản cố định và các khoản đầu tư khác. Đây là các khoản tài sản mà công ty sở hữu và có thể sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ trong thời gian dài.
  • Bước 3: Trừ đi toàn bộ các nợ phải trả của công ty, bao gồm cả các khoản nợ dài hạn và ngắn hạn.
  • Bước 4: Trừ đi toàn bộ các khoản phải trả ngắn hạn của công ty, bao gồm cả các khoản phải trả như lương, thuế, cổ phần ưu đãi và các khoản phải trả khác.
  • Bước 5: Sau khi tính toán các giá trị ở trên, bạn sẽ có được giá trị NetNet của công ty đó.

Nếu giá cổ phiếu của công ty thấp hơn hoặc bằng giá trị NetNet của công ty, đó có thể là một tín hiệu mua vào đáng chú ý cho các nhà đầu tư theo phương pháp NetNet. Tuy nhiên, việc đánh giá các thông tin tài chính và tìm hiểu về tiềm năng tăng trưởng của công ty cũng là rất quan trọng để đảm bảo rằng công ty có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai và không có các rủi ro tài chính nghiêm trọng.

Lưu ý:

  • Kết quả định giá NetNet không hẳn thể hiện hết giá trị thực của cổ phiếu, Nhà đầu tư hiểu rằng cổ phiếu có giá hiện tại nhỏ hơn kết quả định giá NetNet thì công ty có bị phá sản thì Nhà đầu tư mua cổ phiếu đó vẫn có lợi nhuận, Do vậy khi cổ phiếu tốt giảm sâu và chạm tới giá NetNet Nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư, vì nếu có phá sản thì cổ phiếu sau khi trừ đi hết nợ thì Nhà đầu tư vẫn thu hồi được vốn.
  • Phương pháp định giá cổ phiếu NetNet còn rất phù hợp định giá các công ty chứng khoán.

Ví dụ về cách định giá NetNet

Cổ phiếu ABC bất kỳ có thông số giả định như sau: 

MÔ HÌNH NETNET GIÁ TRỊ
Tài sản ngắn hạn                                 265,212,000,000
Tổng nợ phải trả                                   41,053,000,000
Cổ phần ưu đãi                                                         –  
Giá trị tài sản ngắn hạn ròng (NCAV)                                 224,159,000,000
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành                                          36,000,000
Định giá theo NetNet (NCAV / Số lượng cổ phần đang lưu hành)                                                   6,227
Giá mua hấp dẫn (2/3*(NCAV / Số lượng cổ phần đang lưu hành))                                                         4,981

Như vậy ta có thể kết luận như sau:

  • Nếu giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường lớn hơn 4,981 đồng thì cổ phiếu đang không hấp dẫn để đầu tư (Định giá đắt).
  • Nếu giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường nhỏ hơn 4,981 đồng thì cổ phiếu đang hấp dẫn để đầu tư (Định giá rẻ).

4. Tra cứu định giá NetNet toàn bộ cổ phiếu ở đâu?

Hiện nay chúng tôi đã định giá toàn bộ cổ phiếu thị trường chứng khoán Việt Nam trên phần mềm Robot chứng khoán Dstock, không những vậy chúng tôi còn định giá bằng nhiều phương pháp khác như: Định giá P/EĐịnh giá P/BĐịnh giá P/SĐịnh giá RIMĐịnh giá DDM, Định giá Benjamin Graham… Nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản chứng khoán và nhập mã giới thiệu của chúng tôi để sử dụng miễn phí.

Phương pháp đầu tư NetNet trên Robot chứng khoán Dstock
Phương pháp đầu tư NetNet trên Robot chứng khoán Dstock

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về cách định giá cổ phiếu NetNet, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho Nhà đầu tư và hãy chia sẻ bài viết cho chúng tôi, để chúng tôi có động lực để chia sẻ các chủ đề hay và hữu ích hơn.

Nhà đầu tư quan tâm tới dịch vụ chứng khoán khác của chúng tôi như dữ liệu Forex cho Amibroker, phần mềm chứng khoán, robot chứng khoán, dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Code Amibroker, Youtube chứng khoán,… hãy truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *