Chỉ số P/E là gì? P/E bao nhiêu là tốt? và cách định giá P/E?

Một trong cách lựa chọn cổ phiếu tốt, cũng như biết được mình đã đầu tư vào đúng loại cổ phiếu đang có giá tốt không?, thì chỉ số P/E là một trong những chỉ số rất tốt để đánh giá cổ phiếu. Vì thế chúng tôi sẽ chia sẻ về chỉ số P/E là gì? P/E bao nhiêu là tốt? và cách định giá P/E cho cổ phiếu?

Videos chỉ số P/E là gì? P/E bao nhiêu là tốt? và cách định giá P/E?

I. Tìm hiểu về chỉ số P/E

1. Chỉ số P/E là gì trong chứng khoán?

Chỉ số P/E (viết tắt của từ Price to Earning Ratio) được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E là một trong các tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E. Nếu nhìn vào chỉ số này thấp thì Nhà đầu tư có thể hiểu rằng giá cổ phiếu đang rẻ và ngược lại.

Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E là gì?

Nhà đầu tư có thể hiểu đơn giản là chỉ số P/E là điểm hòa vốn ước tính, để tính toán được một khoản đầu tư thì trong thời gian bao lâu sẽ lấy lại vốn bỏ ra ban đầu.

Ví dụ: Nhà đầu tư mua cổ phiếu DCM (Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau) tại ngày 09/12/2022 có giá một cổ phiếu là 28.750 đồng và lãi thu nhập trên một cổ phiếu là 8230 đồng. Vậy Nhà đầu tư phải mất gần 3.6 năm mới hoàn lại vốn bỏ ra ban đầu.

2. Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E mang ý nghĩa thể hiện số tiền mà Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó mang lại. Hoặc có thể hiểu là Nhà đầu tư sẽ trả bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của doanh nghiệp dựa trên doanh thu của doanh nghiệp đó.

Chỉ số P/E giúp Nhà đầu tư có thể đánh giá cổ phiếu đắt hay rẻ
Chỉ số P/E giúp Nhà đầu tư có thể đánh giá cổ phiếu đắt hay rẻ

Ví dụ: Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau (Mã: DCM) đang có chỉ số P/E là 3.6. Khi chọn cổ phiếu DCM, Nhà đầu tư sẽ chấp nhận chi 3.6 đồng để có lợi nhuận 1 đồng.

3. Những ưu, nhược điểm của chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong phân tích đầu tư chứng khoán. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của chỉ số này.

Ưu điểm của chỉ số P/E là gì trong chứng khoán?

  • Tính đơn giản: Chỉ với những bước rất đơn giản, Nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định chỉ số P/E của một doanh nghiệp (Cổ phiếu). Do đó nó rất phù hợp để sử dụng và phù hợp với tất cả Nhà đầu tư.
  • Tính hiệu quả: Không chỉ phản ánh cho kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ số P/E còn thể hiện được tâm lý của thị trường thông qua giá thị trường của cổ phiếu. Chính vì thế đây là một chỉ số sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc định giá doanh nghiệp một cách cơ bản.
  • Là thước đo tâm lý thị trường hiệu quả: Chỉ số P/E không chỉ được dùng để định giá doanh nghiệp, nó cũng được sử dụng để định giá và nắm bắt tâm lý của toàn thị trường chứng khoán, bởi chỉ số VN-Index được lấy dựa theo tỷ trọng của các cổ phiếu niêm yết. Khi P/E VN-INDEX quá cao khiến việc đầu tư vào thị trường không còn hiệu quả và tính rủi ro cao
Nhà đầu tư có thể dễ dàng tra cứu chỉ số P/E trên các website
Nhà đầu tư có thể dễ dàng tra cứu chỉ số P/E trên các website

Nhược điểm của P/E là gì trong chứng khoán?

  • Chỉ số P/E của doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng để phân tích được nếu như chỉ số P/E này âm, nguyên nhân do doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả dẫn tới EPS sẽ bị âm, khi đó P/E không thể được đưa vào định giá doanh nghiệp.
  • Sẽ rất thiếu sót nếu như Nhà đầu tư chưa đánh giá mức độ bền vững của lợi nhuận doanh nghiệp mà đã sử dụng để xác định chỉ số P/E thông qua EPS. Bởi có nhiều doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ kế toán để điều chỉnh lại lợi nhuận của mình tăng lên hoặc giảm đi một cách đột biến nhằm phục vụ lợi ích riêng.

4. Cách tính chỉ số P/E

Công thức tính chỉ số P/E:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price) / Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Để tính chỉ số P/E của doanh nghiệp, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số. Đó là: Price và EPS.

  • Price là giá thị trường của cổ phiếu.
  • EPS là thu nhập (lợi nhuận ròng) của một cổ phiếu.

Trong đó, EPS được coi là biến số quan trọng nhất. EPS là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường. Nó thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu bạn sử dụng Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ. Tuy nhiên, để đơn giản hóa, chúng ta thường dùng số cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Để hiểu hơn về EPS Nhà đầu tư có thể đọc bài Chỉ số EPS là gì?.

Ví dụ cách tính chỉ số P/E năm 2022 của DCM

Để tính chỉ số P/E năm 2022 của Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau (Mã: DCM), Nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Tìm chỉ số EPS (hay Lãi cơ bản trên cổ phiếu) trên Báo cáo kết quả kinh doanh của DCM. Báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ cung cấp số EPS hoặc Nhà đầu tư có thể sử dụng EPS 4 quý gần nhất (Hầu hết các báo cáo trên các trang thống kê đều sử dụng cái này)
Tra cứu lãi cơ bản trên cổ phiếu hay chỉ số EPS trên báo cáo tài chính
Tra cứu lãi cơ bản trên cổ phiếu hay chỉ số EPS trên báo cáo tài chính

Trong trường hợp doanh nghiệp không tính EPS trong báo cáo (vì điều này không bắt buộc)…thì Nhà đầu tư vẫn hoàn toàn có thể tự mình tính toán bằng công thức chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

  • Bước 2: Xác định Giá thị trường trường của cổ phiếu (Price)

Về mức giá thị trường, con số này khá dễ lấy, hãy xem Lịch sử giá giao dịch của cổ phiếu DCM là xong. Nhà đầu tư có thể tham khảo trên bảng giá chứng khoán hoặc các trang thống kê lịch sử giá. Ở đây chúng tôi sử dụng của Cafef, Nhà đầu tư tham khảo Tại đây.

Tra cứu giá cổ phiếu trên website của CafeF
Tra cứu giá cổ phiếu trên website của CafeF

Ở đây, Chúng ta sẽ lấy mức giá đóng cửa tại cuối phiên ngày 09/12/2022. Giá cổ phiếu của DCM khi đó là 28.600 đồng/cổ phiếu

  • Bước 3: Tính toán chỉ số P/E hiện tại của cổ phiếu DCM sẽ là:

Lấy Giá thị trường chia cho EPS, ta sẽ tính được chỉ số P/E của DCM hiện tại là bằng 9.3.

Lưu ý tính P/E có thể sử dụng EPS 4 quý gần nhất, do đó kết quả P/E sẽ khác hoặc Nhà đầu tư có thể lấy giá đóng cửa của năm 2021 chia cho EPS của năm 2021. Thường thì các trang thống kê và Nhà đầu tư đều sử dụng EPS 4 quý gần nhất để xác định chỉ số PE để đánh giá khách quan nhất.

5. Tra cứu nhanh chỉ số P/E ở đâu?

Nhà đầu tư có thể tra cứu Nhanh chỉ số P/E, EPS, Giá cổ phiếu và các chỉ số khác trên các website thống kê như:

Nhà đầu tư có thể dễ dàng tra cứu chỉ số P/E trên robot chứng khoán Dstock
Nhà đầu tư có thể dễ dàng tra cứu chỉ số P/E trên robot chứng khoán Dstock

6. Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Trước khi đưa ra kết luận rằng chỉ số P/E bao nhiêu là tốt thì cần tìm hiểu xem chỉ số PE khi cao và khi thấp sẽ có những trường hợp như thế nào và kết luận gì trong từng trường hợp đó:

a. Chỉ số P/E cao có phải là xấu?

P/E cao hay thấp là tốt cho đầu tư chứng khoán đây là một câu hỏi rất hay được Nhà đầu tư mới quan tâm. Thông thường, P/E thấp hơn giá trị trung bình của ngành sẽ là một khoản đầu tư hời, giá thấp và hợp lý cho đầu tư trung và dài hạn.

Mặc dù vậy, chỉ số P/E thấp còn hàm ý rằng Nhà đầu tư không kỳ vọng quá nhiều vào cổ phiếu đó. Có thể là ngành đó không hấp dẫn, triển vọng tăng trưởng cũng không tích cực hay đơn giản là mã cổ phiếu ấy chưa được Nhà đầu tư quan tâm.

Do vậy, P/E thấp hơn giá trị P/E trung bình ngành là điều kiện cần với nhà đầu tư theo quan điểm đầu tư giá trị nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Ngoài chỉ số P/E thấp, nhà đầu tư còn phải phân tích nhiều yếu tố nền tảng kinh doanh để có thể đánh giá đó là công ty có thực sự tốt hay không.

Tương tự như vậy, P/E cao cũng không hẳn là giá cổ phiếu đó cao. Nhà đầu tư có thể nhận thấy hiện tượng mức P/E cao ở các cổ phiếu tăng trưởng nhanh (như cổ phiếu công nghệ), cổ phiếu đầu ngành và được sự quan tâm của nhiều Nhà đầu tư. Chỉ số P/E cao còn phản ánh vào kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp đó trong tương lai.

Ví dụ: Trường hợp của CTCP Sữa Việt Nam (mã cổ phiếu VNM). Chỉ số P/E của VNM trong quá khứ thường xuyên giao dịch cao hơn mức trên 20, tại nhiều thời điểm P/E của VNM còn lên quanh mức 25-30.

Tốc độ tăng trưởng cổ phiếu VNM giảm đi rất nhiều
Tốc độ tăng trưởng cổ phiếu VNM giảm đi rất nhiều

Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng doanh thu của VNM cùng lúc đó lại liên tục giữ trên mức 20%. Triển vọng tăng trưởng của VNM tại thời điểm này là rất tốt do đó P/E được rất nhiều Nhà đầu tư chấp nhận ở mức cao là có thể hiểu được. Nhưng từ 2017 trở về đây, công ty cho thấy sự chững lại về mặt kinh doanh, giá cổ phiếu đã có nhiều đợt sụt giảm và đi ngang suốt thời gian qua.

Biến động ROEA của VNM cũng giảm
Biến động ROEA của VNM cũng giảm

Nhà đầu tư cũng cần thử xem chỉ số ROE có bị giảm dần qua các năm hay không. Nếu có thì giá cũng khó mà tăng được cho dù các chỉ số đều ở mức lý tưởng vì doanh nghiệp đang tự thụt lùi so với chính nó. VNM đang bị hiện tượng này. Dù EPS và ROE đều rất cao (hơn 40%) nhưng lại giảm đều trong 4-5 năm gần đây khiến kỳ vọng Nhà đầu tư giảm.

b. Chỉ số P/E ở mức thấp

  • Khi doanh nghiệp có chỉ số P/E ở mức thấp, lý do có thể vì doanh nghiệp đó đang hoạt động hiệu quả hơn trước, khiến EPS tăng lên, và chỉ số P/E do đó mà thấp đi. Đây là một trường hợp mà Nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý để cân nhắc mua vào cổ phiếu bởi khi đó có thể đánh giá rằng cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó, việc đầu tư sẽ rất có lợi. 
  • Bên cạnh đó, một lý do khác có thể gây nên chỉ số P/E của doanh nghiệp thấp đó là doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận bất thường (ví dụ như từ việc bán công ty con, thanh lý tài sản,…). Tuy nhiên vì những khoản lợi nhuận như thế này không có tính bền vững, bởi chúng không được tạo ra từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp cũng như không phải lúc nào cũng xảy ra. 
  • Và lý do phổ biến thứ ba có thể khiến chỉ số P/E thấp đó là từ phía các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp. Khi họ không thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp thì sẽ có xu hướng bán ra cổ phiếu để chốt lời, dẫn đến giá cổ phiếu giảm xuống và chỉ số P/E cũng theo đó mà thấp đi. Trong trường hợp này, có thể chỉ số P/E sẽ duy trì ở mức thấp trong một khoảng thời gian, tuy nhiên cổ phiếu của doanh nghiệp có lẽ không thể cho là rẻ được vì doanh nghiệp này không có triển vọng phát triển trong thời gian tới.  
Cổ phiếu HPG có mức P/E thấp
Cổ phiếu HPG có mức P/E thấp

c. Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Qua phân tích ở trên, có thể thấy Nhà đầu tư thật khó để kết luận mức tốt nhất của chỉ số PE là gì?, chỉ số P/E cao hay thấp, chỉ số P/E ở mức bao nhiêu sẽ là tốt?

Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi so sánh chúng ở cùng thời điểm, hoàn cảnh và điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP… của đất nước. Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt. 

Thực sự đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt và hợp lý là điều rất khó, tuy nhiên nếu Nhà đầu tư xem trọng chỉ số P/E thì lưu ý vài điều sau đây: 

  • Công ty phát triển nhanh hay không (nếu tăng trưởng EPS từ 25% trở lên mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao). 
  • Chỉ số P/E của ngành ra sao, các cổ phiếu phải so sánh với P/E của ngành (ví dụ: không so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty công nghệ thông tin là không đúng). 
  • Đánh giá mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này. 
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như nợ, hay rủi ro về kinh doanh: Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị
  • Có những công ty hoạt động theo thời vụ, điều này cũng ảnh hưởng tới chỉ số P/E. Khi đó chỉ số P/E cũng thay đổi theo chu kỳ.
Chỉ số P/E tốt khi thấp hơn giá trị P/E gửi ngân hàng
Chỉ số P/E tốt khi thấp hơn giá trị P/E gửi ngân hàng

Nhà đầu tư cần lưu ý chỉ số P/E dùng được cho hầu hết các ngành trừ startup, Bất động sản. Tuy nhiên, nếu Nhà đầu tư chứng khoán chỉ thuần về sử dụng chỉ số P/E, Nhà đầu tư chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có P/E < 1/ Lãi suất ngân hàng

Ví dụ minh họa về chỉ số PE:

  • Lãi suất ngân hàng hiện tại = 7%, thì khi đó P/E khi gửi ngân hàng sẽ là 1/7% = 14.29. Như vậy Nhà đầu tư cần lựa chọn cổ phiếu có P/E < 14.29 để đảm bảo an toàn. Trong phần “Thống Kê” mục “Cổ phiếu tài chính tốt” trên phần mềm Robot chứng khoán Dstock chúng tôi có lọc sẵn cho Nhà đầu tư cổ phiếu có P/E hiện tại < P/E gửi ngân hàng.
Cổ phiếu có chỉ số P/E tốt
Cổ phiếu có chỉ số P/E tốt

Thông thường cổ phiếu có chỉ số P/E từ 5 – 12 là bình thường. Khi Nhà đầu tư mua cổ phiếu có chỉ số P/E cao trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện tại P/E > 15, cổ phiếu phải đảm bảo đây là công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao, hoặc đã được định giá cổ phiếu dựa trên phương pháp khác như RIM, P/B, P/S, RNAV…

P/E cao thường mang tính rủi ro hơn so với P/E thấp, nhưng không có nghĩa P/E cao là xấu, rất nhiều công ty có P/E cao cũng thường gắn liền với những công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, gia tăng thị phần và doanh thu. P/E thấp là đặc tính thường thấy của cổ phiếu giá trị, cổ phiếu Bluechip.

II. Lựa chọn cổ phiếu bằng phương pháp định giá P/E

1. Phương pháp định giá P/E là gì?

Phương pháp định giá P/E giúp Nhà đầu tư xác định được mức giá kỳ vọng dành cho cổ phiếu dựa trên chỉ số P/E, phương pháp định giá P/E có cách tính đơn giản, dễ sử dụng và được rất nhiều Nhà đầu tư sử dụng trong đầu tư chứng khoán.

2. Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Chỉ số P/E là một trong những công cụ quan trọng trong việc định giá cổ phiếu/chứng khoán. Nhằm xác định giá trị hợp lý của 1 cổ phiếu nhất định. Dưới đây là công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E.

P = EPS * V * P/E ngành 

Trong đó:   

  • P: Giá trị định giá của cổ phiếu 
  • EPS: Thu nhập mỗi cổ phần. EPS có thể dễ dàng tính toán bằng cách lấy Lợi nhuận ròng trừ đi tiền chia cổ phần ưu đãi, sau đó chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. EPS cũng được công bố rộng rãi trên các chuyên trang tài chính, hoặc báo cáo tài chính của công ty.  
  • V: là tốc độ tăng trưởng dự phóng, ở đây chúng tôi lựa chọn tốc độ tăng trưởng EPS 4 quý gần nhất hoặc trung bình 3 năm gần nhất, ở đây chúng tôi thường sử dụng cả 2, vì chúng ta sẽ kỳ vọng cổ phiếu trong tương lai cũng có tốc độc tăng trưởng bằng với 4 quý gần nhất và trung bình 3 năm gần nhất. Cái này chúng tôi sẽ chia sẻ thêm trong phần ví dụ dưới đây.
  • P/E ngành: Chỉ số trung vị của P/E 4 quý gần nhất của các cổ phiếu trong ngành. Nhà đầu tư có thể tính thủ công theo mục đích của mình bằng cách chọn ra các doanh nghiệp có cùng quy mô, cơ cấu rủi ro, tỷ suất lợi nhuận với cổ phiếu cần tính toán, sau đó tính trung vị của P/E 4 quý gần nhất của các doanh nghiệp này. Ở đây chúng tôi không sử dụng trung bình mà sử dụng trung vị để loại bỏ đi các giá trị ngoại lai.
Định giá cổ phiếu theo P/E sẽ giúp Nhà đầu tư xác định cổ phiếu đắt hay rẻ
Định giá cổ phiếu theo P/E sẽ giúp Nhà đầu tư xác định cổ phiếu đắt hay rẻ

3. Ví dụ về cách định giá P/E

Ở đây chúng tôi sẽ định giá cổ phiếu DCM thuộc nhóm phân bón, và có tốc độ tăng trưởng EPS 4 quý gần nhất (Đã pha loãng) là 4.2169 (Tương ứng tăng trưởng 321.69% so với cùng kỳ) và tốc độ tăng trưởng EPS trung bình 3 năm gần nhất (Đã pha loãng) là 1.653 (Tương ứng tăng trưởng 65.3% so với cùng kỳ). Chỉ số EPS 4 quý gần nhất của DCM là 6197,29 đồng.

Bảng tính trung vị ngành phân bón. Lưu ý rằng nếu định giá cổ phiếu DCM thì phải loải bỏ DCM ra khỏi danh sách tính trung vị, nếu cho vào sẽ ra kết quả sai. Và nếu định giá cổ phiếu khác thì cũng loại bỏ cổ phiếu đó ra khỏi danh sách, ví dụ định giá BFC thì loại bỏ BFC ra khỏi danh sách và đưa DCM vào lại danh sách.

Chúng tôi không sử dụng trung bình mà sử dụng trung vị, trung vị sẽ loại bỏ đi các giá trị ngoại lai, ví dụ trong danh sách có 1 mã có P/E quá cao (Ví dụ 1000) hoặc quá thấp (-100), thì khi tính trung bình làm cho P/E ngành bị sai theo. Do vậy khi sử dụng trung vị sẽ cho ra kết quả sát hơn.

Mã cổ phiếu Ngành Chỉ số P/E 4 quý gần nhất
BFC Phân bón 1.22
DPM Phân bón 3.82
LAS Phân bón 19.67
SFG Phân bón 10.86
HSI Phân bón -4.46
NFC Phân bón 10.06
Trung vị (Median) 6.94

Vậy kết quả định giá cổ phiếu DCM sẽ là: ( ( 6197.29 (EPS) * 4.2169 (tốc độ tăng trưởng EPS 4 quý gần nhất) * 6.94 (Trung Vị) ) + ( 6197,29 (EPS) * 1.653 (tốc độ tăng trưởng EPS trung bình 3 năm gần nhất) * 6.94 (Trung Vị) ) )/2 = (181365.46 + 71094.19)/2 = 126,229 VNĐ.

Ở đây chúng tôi sử dụng trung bình của kết quả định giá theo tốc độ tăng trưởng EPS 4 quý gần nhất và tốc độ tăng trưởng EPS trung bình 3 năm gần nhất để thể hiện mức độ kỳ vọng. Vì tốc độ tăng trưởng EPS 4 quý gần nhất sẽ phản ánh kết quả lợi nhuận gia tăng đột biến và tốc độ tăng trưởng EPS trung bình 3 năm phản ánh kỳ vọng của Nhà đầu tư với cổ phiếu chỉ cần tăng trưởng EPS bằng trung bình 3 năm.

Khi có kết quả định giá cổ phiếu, Nhà đầu tư cần xác định khoảng giá để mua cổ phiếu, thông thường chúng tôi thường xác định là 70% – 80% của kết quả định giá. Ví dụ DCM có kết quả là 126,229 VNĐ. Vậy giá để mua cho đầu tư là nhỏ hơn hoặc bằng 0.8*126,229 = 100,98 VNĐ.

4. Tra cứu nhanh về định giá P/E của toàn bộ cổ phiếu ở đâu?

Về định giá P/E cho toàn bộ cổ phiếu đã được chúng tôi xây dựng trên phần mềm Robot chứng khoán Dstock tại mục định giá cổ phiếu, tại đây Nhà đầu tư có thể dễ dàng truy vấn ra các cổ phiếu có trạng thái định giá theo P/E, P/S, P/B, RIM, RNAV, SOTP, NETNET, từ đó có thể xác định cổ phiếu đang ở trạng thái đắt hay rẻ.

Định giá P/E trên phần mềm Robot chứng khoán Dstock
Định giá P/E trên phần mềm Robot chứng khoán Dstock

Nhà đầu tư Mở tài khoản chứng khoán tại VPS hoặc chuyển ID VPS sang 6327 hoặc K255 nhà đầu tư sẽ được sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Các công cụ này sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

5. Ưu nhược điểm của định giá PE 

Phương pháp định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E có những ưu điểm và nhược điểm nhất định:

Ưu điểm của phương pháp định giá P/E:  

  • Công thức đơn giản, dễ tính toán, dễ tìm số liệu. 

Nhược điểm của phương pháp định giá P/E: 

  • Cần chọn được P/E ngành hoặc danh mục các doanh nghiệp cùng ngành có mức độ tương đồng nhất định với doanh nghiệp đang muốn định giá.  
  • Công thức phụ thuộc vào P (Giá thị trường). Nếu cổ phiếu bị đầu cơ, hoặc rơi vào biến động mạnh do khủng hoảng kinh tế… thì chỉ cố P/E sẽ bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc định giá. 

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về chủ đề chỉ số P/E là gì?, P/E bao nhiêu là tốt?, cách định giá P/E?. Nếu thấy bài viết hay và giúp ích cho Nhà đầu tư hãy chia sẻ bài viết này cho chúng tôi, để ủng hộ chúng tôi ra những bài viết hay về định giá cổ phiếu.

Nhà đầu tư quan tâm tới dịch vụ chứng khoán khác của chúng tôi như dữ liệu Forex cho Amibroker, phần mềm chứng khoán, robot chứng khoán, dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Code Amibroker, Youtube chứng khoán,… hãy truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

7 bình luận về “Chỉ số P/E là gì? P/E bao nhiêu là tốt? và cách định giá P/E?
  1. Pingback: 5 Tips Chỉ số P/S là gì? P/S bao nhiêu là tốt? Định giá P/S

  2. Pingback: [9 Chia sẻ] Chỉ số P/B trong Chứng Khoán là gì? định giá P/B

  3. Pingback: [3 Tips] Cách sử dụng Định giá cổ phiếu trên Robot Dstock

  4. Pingback: [6 Tips] Cách định giá RIM cổ phiếu - Residual Income Model?

  5. Pingback: [6] Mô hình chiết khấu dòng cổ tức DDM/Định giá cổ phiếu DDM

  6. Pingback: [5 Tips] Cách định giá cổ phiếu Benjamin Graham?

  7. Pingback: [4 Tips] Phương pháp đầu tư NetNet? Định giá cổ phiếu NetNet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *